Ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ mà họ nhìn thấy trước sẽ không tránh khỏi bằng cách nghiên cứu về cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều mà Bắc Kinh lo ngại là họ có thể cũng sẽ bị cô lập giống như Moscow trong thời kỳ đó.
Ðiều mà Bắc Kinh lo ngại là chính đáng. Mặc dù ông Trump có vẻ đang ở thế bị cô lập trên trường quốc tế sau khi khởi động các cuộc chiến thương mại với các đồng minh như Mexico và Canada, cách giải quyết cuộc chiến ở Ukraine đơn phương khiến cho các đồng minh Âu châu “tự ái” và tuyên bố sáp nhập Greenland và kênh đào Panama.
Với nền kinh tế trong nước đang chao đảo, khủng hoảng, Bắc Kinh đang ở thế phòng thủ, với hy vọng có thể cứu vãn và tiếp tục duy trì được càng nhiều càng tốt hệ thống thương mại toàn cầu hiện tại, một thời đã giúp đưa Trung Quốc thoát ra khỏi đói nghèo và lên “tột đỉnh” giàu sang.
Ngược lại, ở bên kia bờ Thái Bình Dương, Washington đang tìm cách sắp xếp lại chính hệ thống thương mại đó, mà Mỹ và các cố vấn của ông Trump xem như mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia khác trên thế giới – đặc biệt là Trung Quốc – với thiệt hại là về phía Hoa Kỳ. Không chỉ về thương mại, các chính sách mang tính cạnh tranh của chính phủ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hướng đến điều mà Trung Quốc đang cố gắng tránh né: một cuộc đụng độ giữa hai “siêu cường” chưa từng thấy kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, một sự cạnh tranh toàn diện về kinh tế, kỹ thuật và địa chính trị…
Các ưu tiên hiện nay
Ông Trump, từng nhiều lần nhấn mạnh đến nhu cầu chống lại Trung Quốc trong suốt chiến dịch tranh cử, trở lại Tòa Bạch Ốc sau khi đạt được chiến thắng và quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội của đảng Cộng hòa. Các cố vấn cho biết tin rằng Washington có thể đối phó với Bắc Kinh từ vị thế chính trị vững vàng đó.
Cũng theo các cố vấn, các chính sách ngoại giao được đưa ra trong thời gian qua của Mỹ nên được xem xét trong bối cảnh đó. Họ cho biết chính phủ Mỹ đang cố gắng chấm dứt xung đột ở Trung Đông và Ukraine càng nhanh càng tốt để rảnh tay tập trung vào Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng sự nhiệt tình ủng hộ Nga và lãnh tụ độc tài Vladimir Putin có vẻ như một phần trong chiến lược nhằm gây chia rẽ giữa Moscow và Bắc Kinh.
Một lý do khiến Mỹ muốn Hoa Kỳ kiểm soát kênh đào Panama là vì từ lâu nay Hoa Kỳ đã coi cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được xây dựng ở đó trong 3 thập niên qua là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, biểu hiện cụ thể nhất là 2/3 bảng hiệu ở kênh đào Panama toàn bằng tiếng Tàu.
Mới đây, chính quyền Mỹ đạt được một chiến thắng sau khi một tập đoàn các nhà đầu tư do công ty quản lý tài sản Hoa Kỳ BlackRock đứng đầu đã đồng ý mua lại đa số cổ phần tại các bến cảng ở cả hai đầu con kênh từ công ty CK Hutchison của Hồng Kông, là một công ty vỏ bọc của chính quyền Bắc Kinh.
Thế yếu của Trung Quốc
Nhiều năm qua, Trung Quốc tìm cách định hình lại trật tự toàn cầu, liên kết với Nga để thách thức phương Tây, và nay thì họ đang ở thế hạ phong. Viễn cảnh đó ám ảnh lãnh tụ Tập Cận Bình là Trung Quốc dần bị dồn vào thế thủ bởi các lệnh cấm vận và hạn chế thương mại, chịu sự cô lập giống như Liên Xô, với ít đầu mối để bán hàng hóa của họ hơn trước và bị hạn chế khả năng tiếp cận với các kỹ thuật quan trọng.
Điều khiến làm phức tạp thêm nỗ lực của Bắc Kinh trong việc định hình chiến lược của họ đối với Hoa Kỳ là họ gặp khó khăn trong việc kêu gọi nhóm cố vấn cốt lõi của chính quyền Trump ngồi vào bàn đối thoại. Trong những tuần đầu sau khi nhậm chức, Trung Quốc không phải là trọng tâm chính của chính phủ Mỹ. Ưu tiên trước mắt của Hoa Kỳ lúc này là giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp, cắt giảm chi tiêu của chính phủ và chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Trong khi chính quyền Trung Quốc đang chờ tìm hiểu rõ hơn về những gì Hoa Kỳ muốn từ Bắc Kinh, và nhóm kinh tế của Tập Cận Bình cũng đang chuẩn bị các chiêu thức để đập trả lại Hoa Kỳ.
Kể từ tháng 11, Trung Quốc đã cử một số phái đoàn đến Washington để tìm hiểu về các thỏa thuận tiềm năng với chính quyền mới, cố tìm cách giải thích rằng biện pháp tăng thuế quan sẽ chỉ làm tăng thêm áp lực lạm phát ở Hoa Kỳ mà chính quyền Trump đang cố gắng chế ngự.
Một bài học mà Trung Quốc rút ra từ cuộc chiến thương mại đầu tiên với Mỹ vào lúc này là Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn nếu đáp trả việc tăng thuế của chính quyền Trump theo tỷ lệ, đơn giản là nước Mỹ tiêu thụ hàng hóa từ Trung Quốc hơn so với chiều ngược lại.
Kế hoạch của Hoa Kỳ
Theo các cố vấn thân cận cho biết ông Trump tin rằng Hoa Kỳ có thể đặt để cách đàm phán của mình đối với Bắc Kinh bằng cách sửa đổi lại các điều khoản thương mại với từng mỗi quốc gia là đối tác khác của Mỹ.
Ngày đầu tiên nhậm chức, ông Trump đã ký một bản ghi nhớ của phủ tổng thống chỉ thị các cơ quan Liên bang tiến hành một loạt các cuộc đánh giá về các mối quan hệ thương mại hiện có của Hoa Kỳ. Một nhiệm vụ quan trọng đối với nhóm cố vấn kinh tế của ông là đạt được các thỏa thuận với các quốc gia như Mexico và Việt Nam, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn các công ty Trung Quốc chuyển công ty, nhà máy và hàng hóa từ đó đến Hoa Kỳ thông qua các quốc gia thứ ba để hàng rào thuế quan của Mỹ, có thể tăng tới 60%.
Các biện pháp khác cũng đang được nhóm cố vấn thương mại của ông – Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer – cân nhắc bao gồm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ và đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, nhắm làm suy yếu các ngành kỹ nghệ thống trị bởi Trung Quốc, chẳng hạn như ngành đóng tàu, cũng như hạn chế nhiều hơn nữa việc bán các sản phẩm kỹ thuật cao cho các công ty Trung Quốc.
Mục tiêu cuối cùng là Hoa Kỳ có thể áp lực Trung Quốc đồng ý thực hiện những thay đổi mang tính cơ cấu trong cách thức điều hành nền kinh tế – một thỏa thuận mà Bắc Kinh khó có thể chấp nhận vì lãnh tụ Tập Cận Bình vẫn thường nhấn mạnh vào sự kiểm soát của trung ương trong việc điều hành nền kinh tế quốc gia.
Trung Quốc thường tỏ ra khó chịu và cực lực chống lại những gì họ coi là nỗ lực từ bên ngoài nhằm thách thức quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản Trung Quốc.
Các cố vấn có nhắc lại về bản thỏa thuận được đề nghị mà sau đó Bắc Kinh đã bác bỏ vào tháng 5 năm 2019, sau nhiều vòng đàm phán căng thẳng trong thời gian đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại với chính quyền Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Thỏa thuận đó đề nghị một số thay đổi trong luật pháp Trung Quốc nhằm cấm hành vi trộm cắp kỹ thuật của Mỹ và bảo vệ tốt hơn các công ty Hoa Kỳ hoạt động tại Trung Quốc.
Hiện nay chính quyền của Trump tỏ ra không vội vàng đàm phán với Trung Quốc vì kinh tế Hoa Kỳ so với Trung Quốc và toàn cầu vẫn còn rất mạnh. Các cố vấn ở Tòa Bạch Ốc cho biết họ đang soạn thảo một số kế hoạch cứng rắn để có thể sử dụng trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Trung Quốc. Lúc này họ cứ để Bắc Kinh đoán già đoán non các bước đi kế tiếp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại sắp tới và không ngớt tung ra đủ loại hỏa mù.
Hãy chờ xem “đệ nhị siêu cường” sẽ vùng vẫy ra sao trong thời gian tới.
VH