“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.

Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.

“Bác sĩ nhân y cứu con người, Bác sĩ thú y cứu vật, cứu cả loài người.” Không thể xác định được khi nào và ở đâu ngành thú y bắt đầu. Bác sĩ thú y đầu tiên được các nhà khảo cổ tìm ra Urlugaledinna, ông phục vụ dưới thời Ur-Ningirsu – vua của Lagash (2121-2118 Trước Công Nguyên).

Khoảng năm 1930 Trước Công Nguyên đã có Bộ luật Eshnunna quy định về bệnh dại và ảnh hưởng của nó, quy định mức phạt mà chủ con chó bị dại phải chịu khi nó cắn người. Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1754 Trước Công Nguyên) công nhận bác sĩ thú y là ngành riêng biệt và ấn định mức lương mà họ được nhận; xác định rõ chăm sóc thú y là một nghề nghiệp đáng kính.

Xem thêm:   Tản mạn về Quốc ngữ

Năm 1761, trước tàn phá của bệnh dịch hạch, gia súc chết hàng loạt của Pháp, bác sĩ phẫu thuật thú y Claude Bourgelat (1712-1779) đã cùng những học viên thân tín nghiên cứu cách chống lại bệnh dịch này, cứu đàn gia súc. Sau khi thành công, bác sĩ Claude Bourgelat thành lập học viện đào tạo thú y đầu tiên ở Châu Âu và cả thế giới ở thủ đô Pháp  – năm 1762. Vua Pháp Louis XV thành lập Trường Thú y Hoàng gia vào năm 1765, những trường khác mở sau đó ở các nước châu Âu trong suốt năm 1791 tới năm 1862. Tại Mỹ, Học viện Thú y đầu tiên ở Philadelphia được thành lập năm 1852.

Bác sĩ phẫu thuật thú y người Scotland – Sir John McFadyean là người đặt nền tảng cho ngành Khoa học thú y. Ông là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia từ năm 1894 đến năm 1927. Năm 1906, ông là người đầu tiên phân lập được loài vi khuẩn Campylobacter, và nhờ đó đã tạo ra những bước tiến lớn trong y tế công cộng. Campylobacter sống trong ruột nhiều loài động vật bao gồm gà, bò, heo, cừu, chó, mèo và người… Khi thú vật bị giết làm thực phẩm, nếu nó chưa bị tiêu diệt thì có thể  gây nhiễm trùng đường ruột cho con người.

Người gần nhất được tôn vinh là “cha đẻ của ngành y tế công cộng thú y” là bác sĩ người Mỹ – James Harlan Steele, vì đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc động vật. Steele cũng là người đi tiên phong trong việc kết hợp thú y công cộng vào Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Steele còn là người đề xuất Sáng kiến Một Sức khỏe (One Health) với thông điệp: sức khỏe con người và động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Không chỉ đề xướng, ông còn thực hành nó trong suốt 7 thập kỷ và truyền lại cho các thế hệ bác sĩ thú y sau này.

Xem thêm:   Nghệ sĩ Mai Thành