“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.

Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.

Ðạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên. Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước Công Nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya).

Sau khi từ bỏ cuộc sống đủ đầy vinh hoa phú quý, quyền uy sung túc và hạnh phúc viên mãn, Thái tử Tất Đạt Đa bắt đầu hành trình cầu đạo giải thoát của mình. Khi ấy, Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ, từ chân núi Himalaya ở cực Bắc đến bên ven bờ sông Hằng ở cực Nam. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian, sức lực và trí lực cho công cuộc tìm kiếm giá trị đích thực sự giải thoát.

Xem thêm:   Cần cẩu

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân – Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời). Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới.

Xem thêm:   Nhạc Phạm Duy, tôi yêu

Vậy mà khi tới Việt Nam, trước 1975, đạo Phật bị Cộng Sản Bắc Việt coi như một công cụ gây chia rẽ chiến tranh. Sau 1975, đạo Phật trở thành công cụ tạo ra tiền bạc, danh vọng cho quan chức, cánh tay nối dài của đảng CSVN trong việc truyền bá tư tưởng yêu Đảng và kiếm tiền từ đại chúng thông qua việc cúng dường. Những người tu theo đạo Phật ở VN mà không vào Giáo hội Phật Giáo CSVN bị coi như “con ghẻ”, bị cưỡng chế, đàn áp vô lối. Mới đây, khuya ngày 2-6-2024, Sư Minh Tuệ – người tu khổ hạnh đang nhận được nhiều sự quan tâm gần đây – bị công an bắt. Trưa 3-6-2024, các báo trong nước đồng loạt đăng tin “Sư Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng đi bộ khất thực”…