Tôi yêu tiếng nước tôi

Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…

Tiếp theo kỳ trước, là sưu khảo về các từ Hán-Việt của Trung tâm Ngày Ngày Viết Chữ, dạy Hán văn và nghiên cứu tiếng Việt, ở lầu 3, số 319-B13 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Sàigòn. [Trần Vũ]

Kỳ 3

Kiêu xa

Từ gốc Hán, viết là  giản thể viết  phiên âm là  trong đó:

– Kiêu là cao ngạo, tự mãn, các bạn biết tiếng Hán sẽ thấy chữ  có bộ mã  hàm ý con ngựa lồng lên đầy kiêu hãnh, nên chữ “kiêu” này cũng dùng để chỉ con ngựa cao lớn mạnh mẽ;

– Xa là phung phí quá đỗi, như xa xỉ là hoang phí thái quá, không biết tiết kiệm.…

“Kiêu xa” vốn là từ dùng để chỉ kẻ kiêu ngạo, hợm mình và hoang phí. Trong bài “Ðế kinh thiên” của Lạc Tân Vương (nhà Ðường) có viết:

“Đương thời nhất đán thiện hào hoa

Tự ngôn thiên tải trường kiêu xa

Thúc hốt đoàn phong sinh vũ dực

Tu du thất lãng ủy nê sa”.

Ðại khái là thuở ấy tài hoa bộc lộ sớm, tưởng đâu ngàn năm có thể kiêu ngạo xa xỉ mãi, ai ngờ cũng có lúc thất thế.

Ái chà, cái nghĩa của từ “kiêu xa” này coi bộ khác từ “kiêu sa” của chúng ta quá mọi người nhỉ? “Kiêu sa” trong tiếng Việt chỉ người phụ nữ đẹp và quý phái cơ. Có hề gì, căn bản người Việt xưa giờ dùng từ gốc Hán có rập khuôn đâu. Người Việt có một sức sáng tạo vô kể đối với ngôn ngữ, nên bao biện đã không còn nghĩa của bao biện, phương phi đã không còn nghĩa của phương phi, biểu tình đã không còn nghĩa của biểu tình. Có lẽ, từ gốc của “kiêu sa” chính là “kiêu xa” thật nhưng đã dần dần biến nghĩa đi, như “cứu cánh” đang dần biến nghĩa lúc này vậy.

Xem thêm:   Thiện xạ

Còn về từ “sa” mà các bạn cho rằng là từ “chim sa cá lặn”, thì từ “sa” này lại càng không quý phái gì hết. Nó chẳng qua chỉ có nghĩa là “rơi xuống” mà một âm bình dân hơn là “sà” (sà xuống, sà vào mâm). Mình nhớ nhân vật “thị” trong “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng có động tác “sà” xuống ăn vì đói quá này.

Sẵn đây nói về cụm “chim sa cá lặn”, đây là thành ngữ mà âm Hán Việt là “lạc nhạn trầm ngư”. “Lạc nhạn” là Vương Chiêu Quân (thời Tây Hán), một trong tứ đại mỹ nhân cổ đại của Trung Hoa. Nói ngắn gọn thì Vương Chiêu Quân bị gả đi Hung Nô, giữa đường buồn quá lấy đàn ra đàn, chim nhạn nghe tiếng đàn ai oán quá nên sa xuống đất. Cũng có thuyết nói nàng đẹp quá đến chim cũng quên bay lượn mà rơi xuống. (Còn “trầm ngư” là Tây Thi (thời Xuân Thu). Hai người còn lại là “bế nguyệt” Ðiêu Thuyền (thời Tam Quốc) và “tu hoa” Dương Ngọc Hoàn – Dương Quý Phi của Ðường Minh Hoàng.)

Khấu

Bữa mình phát hiện, hóa ra tiếng Việt cũng có lắm chữ “khấu” các bạn ạ.

– Khấu đầu: Chữ “khấu” này là động từ, có nghĩa là gõ, đập, dập, lạy. Chữ Hán viết là  “Khấu đầu” là cúi lạy, quỳ lạy. Ðây chính là chữ “khấu” trong khấu tạ, khấu môn (gõ cửa), khấu quan (gõ cửa quan, cửa công), bách khấu (trăm lạy).

– Thảo khấu: Chữ “khấu” này có nghĩa là kẻ cướp, giặc, kẻ thù. Chữ Hán viết là  (ngoài ra còn mấy cách viết nữa). “Thảo khấu” là kẻ cướp ở nơi hẻo lánh như rừng núi mà ta còn gọi là “giặc cỏ”. Ðây cũng là chữ “khấu” trong tặc khấu, ngoại khấu, biên khấu, địch khấu. Mấy chữ này ít dùng, đều chỉ kẻ thù, giặc cướp các kiểu.

Xem thêm:   Waki

– Chiết khấu: Chữ “khấu” này nghĩa là bắt lại, giằng lại, trừ bớt. Chữ Hán viết là  (Chữ  và chữ  nhiều khi dùng như nhau, thế cho nhau được.) “Chiết khấu” là chia ra rồi trừ đi, bớt đi, xén đi một ít. Ðây chính là chữ “khấu” trong khấu lưu (bắt giam, ta quen dùng “câu lưu”), khấu trừ.

– Phượng khấu: Chữ “khấu” này có nghĩa là cái khuy áo, cái nút áo, ngoài ra còn có nghĩa là bịt vàng, nạm vàng lên trang sức. Chữ Hán viết là . (Ðôi khi cũng dùng là  nhưng cá nhân mình thấy dùng  đúng hơn.) Chữ “khấu” này tiếng Việt hiện đại ít dùng lắm. Gần đây nó xuất hiện trong tên phim “Phượng Khấu”, nghĩa là cái cúc áo hình chim phượng, một biểu tượng quyền lực chốn cung đình.
Tất cả những chữ “khấu” này và còn vài chữ “khấu” hiếm dùng khác nữa đều đọc là “khấu” nhưng về mặt nghĩa của từ thì hoàn toàn không giống nhau.

Chuyện là vầy các bạn ạ, hồi 1/6, mình có được mời đi dự lễ công bố dự án điện ảnh Phượng Khấu. Ðây là một dự án phim sử dụng chất liệu lịch sử, (các bạn có thể quen gọi là phim cổ trang hay là phim cung đấu), nói về cuộc đời thăng trầm của Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Phạm Thị Hằng, tức đức Từ Dụ Hoàng thái hậu. Người mà chúng ta hay gọi sai thành Từ Dũ, và tệ hơn, mình từng nghe có người gọi là Từ Vũ..!!!

Khảng khái

Từ gốc Hán, viết là  phiên âm là

Xem thêm:   Con gấu của kia

– Từ điển Thiều Chửu giảng “khảng khái” nghĩa là hăng hái (có ý khí hăng hái vì nghĩa). Tục bảo tiêu tiền không cò kè là khảng khái (cũng như hào hiệp).

– Từ điển Trần Văn Chánh giảng “khảng khái” là mạnh mẽ, hùng hồn, hăng hái (vì việc nghĩa). “Khảng khái trần từ” là lời nói mạnh mẽ, lời lẽ hùng hồn; Ngoài ra, “khảng khái” còn có nghĩa là hào hiệp, hào phóng, rộng rãi.

– Ðại Nam Quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng “khảng khái” là bộ mạnh mẽ, gan dạ, hết lòng.

Các từ điển, tự vị trên đều không có từ “khẳng khái”. Có thể hiểu, “khẳng khái” là từ sinh sau này.

[Hiện tượng lưỡng khả của tiếng Việt]

Từ đúng là “khảng khái”, nhưng tiếng Việt có một hiện tượng gọi là “lưỡng khả”. Hiện tượng lưỡng khả nghĩa là người dùng chấp nhận cả hai khả năng, hai biến thể ngữ âm cho cùng một từ. Và từ đó sẽ có hai cách viết chính tả khác nhau. Ví dụ: dông tố và giông tố, sum sê và sum suê… Ðôi khi, không phải hai mà là ba luôn quý vị ạ.

Cô độc

Là từ gốc Hán, viết là , trong đó:

– Cô là lúc nhỏ không có cha mẹ, mồ côi;

– Ðộc là về già không con cái.

Người cô độc là người trải qua sinh lão bệnh tử một mình. Sau này, cô độc thường dùng để chỉ trạng thái tâm lý của con người.…

Manh nha

Từ gốc Hán, viết là  cả manh và nha đều có nghĩa là mầm cây cỏ mới nảy, mới mọc. Do đó “manh nha” được dùng để chỉ sự vật, sự việc mới có ý định, sắp hoặc mới phát sinh. Ví dụ: Manh nha làm cách mạng.

(còn tiếp)