Về nhà văn họa sĩ Trung úy quân cảnh Trương Vũ tùng sự

tại trại giam Phú Quốc trước 75

1. Học thuyết chiến tranh Hoa Kỳ

Quân đội Hoa Kỳ, The US Army mà chúng ta biết đến, chính là quân đội của Liên Bang Bắc-Mỹ (The United States) đã chiến thắng Confederate States Army của Liên Hiệp Miền Nam (The Confederate States). Ngày 9 tháng 4-1865 khi tướng Robert Edward Lee của Miền Nam đầu hàng tướng Ulysses S. Grant của Miền Bắc, cũng là ngày mà tư duy của Grant phủ trùm lấy các học viện quân sự Hoa Kỳ. Càng phủ trùm thêm khi Grant trở thành vị tổng thống Hiệp Chủng quốc thứ 18. Ðến thời điểm tháng 2-1971 khi 3 sư đoàn VNCH tiến sang Hạ-Lào, tư duy ấy còn nguyên ảnh hưởng.

Ðâu là điểm chính của học thuyết Grant?

1.1 Đánh vào nơi đông quân

Phương châm chính của Grant là xem “Chìa khóa của chiến thắng nằm trong việc hủy diệt đối phương bằng cách áp chế tại một nơi, vào một thời điểm, sức mạnh nghiền nát của tập trung hỏa lực hỗ trợ cho một đạo quân áp đảo.” (La clé de la victoire est la destruction de l’armée ennemie par l’application en un lieu et un moment donnés d’une force supérieure soutenue par une concentration écrasante des feux.)

Phương châm trên, trích dẫn từ Field Manual hay Field Service Regulation, một hình thức Cẩm nang Dã chiến bao gồm 3 tập:

–  Field Manual 100-5 Operation (Cẩm nang Hành quân)

Field Manual 100-10 Administration (Cẩm nang Tổ chức Tiếp vận)

Field Manual 100-15 Large Units (Cẩm nang dụng binh cấp Quân đoàn [Corps], Lộ quân [Army], Liên Lộ quân [Army Group]).

Hành quân ngoại biên sang Ai-Lao của quân lực VNCH là một thất trận. Nửa thế kỷ sau, thêm hiển nhiên. Nhưng vì sao thất bại? Nhiều nguyên nhân.

Ba cẩm nang trên, giảng dạy tại West Point (Võ bị), Command & General Staff School (Trường Chỉ huy & Tham mưu, Fort Leavenworth) và Army War College (Học viện Quân sự, Pennsylvania). Các tướng lĩnh Hoa Kỳ đều phải trải qua ba trường này. Từ Marshall đến Eisenhower, từ Patton đến Clark, từ Westmoreland đến Abrams đều thuộc nằm lòng. Hẳn nhiên, họ áp dụng trong binh nghiệp.

Từ đây, việc mỗi bước chân của người lính bộ binh phải được khai quang bằng chất nổ, là một áp dụng thực tế. Từ đây, pháo bắn từ nhiều vị trí xuống một điểm (Time On Target/ Artillery TOT), rồi hải pháo dập từ các tuần dương hạm nặng áp sát duyên hải, đến căn cứ hỏa lực hỗ tương hay B-52 trải thảm… là bóng ma của Grant bay lượn khắp các chiến trường.

Xem thêm:   2 người thợ săn

Grant hữu ích? Chắc chắn. US Army chiến thắng Ðức, Nhật bằng tư duy của Grant.

Tư duy ấy dẫn đến việc thanh lý di sản của Moltke: Không đánh vào cạnh sườn mà tấn công trực diện. Cũng không đánh vào khoảng trống nơi đối phương ít quân như trong binh pháp của Tôn Tử, mà đánh vào nơi đối phương đông quân! Vì đối phương phải đông thì việc tập trung hỏa lực mới sát thương tối đa. Tập trung hỏa lực có nghĩa là đối phương phải hiện diện đông đúc trước mặt. Chính vì thế Grant không đi tìm “khoảng trống” như Tôn Tử, hay “chỗ mềm” trong chu vi phòng thủ của địch như Moltke, mà đánh vào chỗ rắn, nơi đông kẻ thù. Các tướng lĩnh Hoa Kỳ tin vào sức mạnh của US Air Force: Kẻ thù càng đông, càng chết nhiều.

Với niềm tin ấy, Westmoreland đã luôn đi tìm trận đánh dàn trận, mặt đối mặt với Bắc quân. Riêng tại Hạ Lào, ngay từ đầu tháng 2-1971, phóng đồ Enemy Situation đã cho thấy ít nhất 5 sư đoàn Bắc-Việt mai phục trên trận địa. Các sư đoàn 308, 304, 320, 324 và Sư đoàn 2 Thép của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tuy vậy, việc nguyên một quân đoàn tác chiến chủ lực Bắc-Việt chờ sẵn bên kia biên giới đã không làm tướng Abrams, thay thế Westmoreland, nao núng.

Creighton Williams Abrams xuất thân kỵ binh từng là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 37 Thiết giáp đã chọc thủng phòng tuyến Ðức giải vây Bastogne, nhận khen ngợi của Patton: “Tôi nghĩ tôi là sĩ quan thiết giáp giỏi nhất của Hoa Kỳ, nhưng tôi bị qua mặt: Abrams mới là vô địch!” (Je suis supposé être le meilleur commandant de chars de l’armée américaine, mais je suis battu: Abrams est le champion du monde!) [Charles B. Mac Donald, La Bataille d’Ardenne, tập 1, Nxb Hatier, 1989, trang 492-495].

Abrams như thế không tồi, nhưng vì từng là giám đốc Quân trường Kỵ binh Fort Knox (Chief of Staff of the Armor Center), nên Abrams tin vào sức mạnh của thiết giáp kết hợp B-52. Chi tiết này giải thích vì sao Abrams không ngại 5 sư đoàn Bắc-Việt và dùng rất nhiều chiến xa M-41, thiết vận xa M-113 trên đất Lào, bất kể rừng rậm. Một sai lầm. Chiến xa cần mặt bằng rộng với tầm nhìn xa.

Xem thêm:   Trên lưng trời

1.2 Tiếp vận quyết định Hành binh

Học thuyết của Grant không ngưng ở đây. Ưu điểm chính của Grant là đã lý thuyết hóa mô thức của Thống chế Phổ Colmar von der Goltz cùng thời, đã thêm vào phía dưới tầng thứ nhất Chiến lược, tầng thứ nhì Chiến thuật, một tầng thứ ba: Tiếp vận. Nếu ở bá tước Goltz chỉ mới là những đề xuất, thì Grant đã cụ thể hóa thành Ban 4 Logistics & Resource – và – đặt tầm quan trọng cao hơn Ban 3 Hành quân. Một thay đổi căn bản ở cuối thế kỷ 19.

Thế kỷ 20, quân đội nào cũng có Phòng 4 Quân nhu-Tiếp liệu nhưng ở quân đội Hoa Kỳ, phòng 4 này giữ vai trò trung tâm, quyết định.

Ðể đặt nền cho lý thuyết xem Tiếp vận là kim chỉ nam, Grant tựa vào Clausewitz: «Trong chiến trận, sẽ đến một lúc lực tấn công đạt đến mức tối ưu của hiệu quả, rồi kể từ lúc ấy không đem đến gì thêm, nếu tiếp tục truy đuổi, cuộc truy kích sẽ trở nên phản tác dụng và nguy hiểm.» [Clausewitz, De la Guerre, Nxb Perrin, 2006, trang 528].

Vì vậy trong Field Manual của US Army cho đến Hạ Lào, không có từ «pursuit». Patton là vị tướng phá lệ. Những cuộc hành quân Lùng và Diệt (Search and Destroy) của Westmoreland không phải là «pursuit» mà là “khám phá” “thanh toán”. US Army cũng không tin vào vận tốc. Tướng Lesley James McNair khi còn là giám đốc Trường Chỉ huy & Tham mưu Leavenworth đã xem lý thuyết Chiến tranh Thần tốc Blitzkrieg của Ðức là không tương lai. Học viên của McNair, là Creighton Abrams.

Không tin vào vận tốc nên US Army đã luôn thiết kế hành quân thành những chặn (Stage), mà mỗi chặn có nhiều pha (Phase), và mỗi pha có nhiều bước (Steps), trong mỗi bước có nhiều Task (nhiệm vụ). Grant còn áp đặt, sau mỗi pha, phải có giai đoạn ngừng hành quân để bổ sung quân nhu.

Ðến đây, chúng ta bắt đầu nhìn thấy vì sao Lam Sơn 719 tiến rất chậm, không lao thẳng vào Tchépone tiêu hủy kho tàng cùng binh trạm Bắc-Việt mà thiết lập từng căn cứ hỏa lực một, rồi sau mỗi thiết lập, tung quân ra xa lục soát, đóng tiền đồn, giữ an ninh, xây xong căn cứ đồi 30 rồi mới đến căn cứ đồi 31, rồi căn cứ A-Lưới… thời gian kéo dài mà Abrams với các tướng Hoàng Xuân Lãm, Dư Quốc Ðống không sốt ruột. Vì đã theo sát thời tính của kế hoạch. (Chính thời tính ấy đã cho phép Lê Trọng Tấn điều quân đánh vào cạnh sườn của Sư đoàn Dù).

Xem thêm:   Truyện tranh Hoa Kỳ về Chiến tranh Việt Nam

Grant không mâu thuẫn khi xem Phòng 4 Logistics quan trọng hơn Phòng 3 Hành quân. Vì với Grant, một đạo quân sẽ bất khiển dụng một khi thiếu tiếp liệu. Và cũng vì đã xem việc tập trung hỏa lực vào một nơi chốn là tiên quyết, nên việc cần một khối lượng khổng lồ đại bác, đạn dược, các cơ phận thay thế, cũng như xăng dầu, là tất nhiên. “More is better” và “Too much is not enough” trở thành châm ngôn của US Army.

Không mâu thuẫn nhưng Grant cọ xát với bất trắc. Vì khác với hành quân, người ta không thể ứng biến, hay quyền biến trong vấn đề quân nhu. Mọi thứ phải được cân, đo, đong, đếm, chuẩn bị từ trước, tính theo đơn vị và “plan” cho mỗi step, từng pha, từng chặn, theo một Schema rõ rệt. Chúng ta bắt đầu hiểu vì sao khi Lê Trọng Tấn phản công, phía VNCH đã không có một hành động nào như thả thêm một Liên đoàn Biệt Ðộng Quân tăng cường cho các căn cứ Ranger North, Ranger South đang bị uy hiếp, chính vì khả năng tiếp vận của Không quân Hoa Kỳ cho Lam Sơn 719 không vượt quá kế hoạch ban đầu. Không thể tiếp tế thêm cho bất kỳ một Lữ đoàn Dù nào nữa để thả xuống giải vây cho đồi 31. Vì out of plan. Ðây là mặt trái của học thuyết Grant.

Phải đến Cuộc chiến Sa mạc, Hoa Kỳ mới áp dụng Blitzkrieg tại Irak. Là khai thác chiến quả cấp kỳ khiến đối phương không kịp trở tay, và Tiếp liệu phải chạy theo Hành quân thay vì ngược lại.

Một thế kỷ sau Ulysses Grant, Heinz Guderian, hỗn danh “Heinz the fast”, vị tướng khai sinh Blitzkrieg mới giẫm chân vào US Field Manual. Vẫn là Grant nhưng kết hợp với vận tốc của Guderian.

Nhưng có thật Lam Sơn 719 là một thất trận của Ulysses Grant? Vô cùng khó tin. Một mờ ám.

Ai Lao 1971, trước hết, là một hành binh chính trị.

Các sĩ quan Cộng hòa bị Bắc-Việt đưa ra họp báo tại Hà-Nội: Đại tá Nguyễn Văn Thọ, chỉ huy Lữ đoàn 3 Nhảy Dù ngồi bìa trái, bên cạnh là một đại úy chưa rõ tên và bìa phải là Trung úy Đinh Viết Chính. Cùng bị bắt với Đại tá Thọ ngày 25-2-1971 tại Căn cứ Hoả lực 31 Hạ-Lào là Thiếu tá Trần Văn Đức, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 3 Dù, Thiếu tá Bùi Văn Châu Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Dù, Đại Úy Hà Minh Phương Tiểu đoàn phó, riêng Đại úy Đào Văn Thương Trưởng ban 3 mất tích.

TV Mùa Cúm Tàu