“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.

Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.

Karl Landsteiner (1868 – 1943) là nhà sinh học, bác sĩ nổi tiếng  gốc Do Thái mang 2 quốc tịch Áo và Mỹ. Ông là con trai của người sáng lập tờ Die Presse, thành lập năm 1848, vẫn còn hoạt động.

Năm 1885, Landsteiner bắt đầu học y khoa tại Đại học Vienna và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1891. Trong khoảng thời gian này, ông đã xuất bản một bài báo nói về ảnh hưởng của chế độ ăn uống tới thành phần hóa học của máu.

Landsteiner đã trải qua 5 năm làm việc tại Đức và Thụy Sĩ để học hỏi các kỹ thuật thí nghiệm hóa sinh hiện đại cùng với một số tên tuổi lớn trong ngành hóa học hữu cơ, bao gồm Emil Fischer (người giành giải Nobel Hóa học năm 1902). Landsteiner cũng có một thời gian kiếm sống bằng nghề mổ xác trong nhà xác.

Xem thêm:   Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn

Sau khi trở lại quê hương, ông nghiên cứu y học tại Bệnh viện Đa khoa Vienna. Năm 1896, Landsteiner làm phụ tá cho Max von Gruber tại Viện Vệ sinh Vienna. Tại đây, ông đã thực hiện hàng ngàn ca khám nghiệm tử thi và xuất bản 75 bài báo nghiên cứu, trong đó có hơn 50 bài báo liên quan đến huyết thanh. Các nghiên cứu của Landsteiner thiên về bệnh lý học hơn là giải phẫu học bệnh lý, điều này khiến ông bị nhiều người chỉ trích. A. Weichselbaum – nhà khoa học tìm ra bệnh viêm màng não, đồng thời là người duy nhất ủng hộ hướng nghiên cứu của Landsteiner, bổ nhiệm ông làm trợ lý giải phẫu tại Wilhelminenspital.

Năm 1900, Landsteiner  bắt đầu tìm tòi về các nhóm máu từ việc bắt đầu để ý tính kết dính giữa máu của hai người cộng sự. Một năm sau, Landsteiner phân biệt được 3 nhóm máu A, B, O (ban đầu, ông gọi nó là C). Sau này, hai cộng sự của ông tìm ra thêm nhóm máu AB. Landsteiner cũng nghiên cứu ra việc truyền máu giữa những người có cùng nhóm máu không phá hủy tế bào hồng cầu.

Nhờ lý thuyết về các nhóm máu của Karl Landsteiner, năm 1907, ca truyền máu đầu tiên trên thế giới đã thành công tại bệnh viện Mount Sinai New York (Mỹ) bởi bác sĩ Reuben Ottenberg. Năm 1913, Reuben Ottenberg nêu ra sơ đồ truyền máu dựa vào sự hòa hợp giữa nhóm máu người cho và người nhận. Nhờ sự ăn ý giữa hai nhà nghiên cứu thiên tài, hàng tỷ người đã được cứu sống tới nay. Đây cũng là tiền đề để Charles Richard Drew thiết lập các ngân hàng máu đầu tiên trên thế giới.

Xem thêm:   Suy Đi Ngẫm Lại (04/17/2025)

Năm 1930, Karl Landsteiner nhận giải Nobel vì những cống hiến của ông trong lĩnh vực Sinh lý và Y học. Tới khi rời xa thế nhân sau trận đau tim trong phòng thí nghiệm, ông vẫn không ngừng nghỉ nghiên cứu về máu và tạo ra những nghiên cứu quý giá hơn nữa.