“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học” (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.
Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.
Sau Thế chiến thứ II, khi Nhật Bản bị tàn phá và thiếu thốn lương thực trầm trọng. Khung cảnh người dân Nhật Bản với người già, trẻ nhỏ nối đuôi nhau chờ mua những tô mì dưới trời đêm rét lạnh khiến ông Ando Momofuku ORS (1910-2007, doanh nhân người Nhật gốc Đài Loan) có ý tưởng về một loại mì có thể lưu trữ ở nhiệt độ thường, và thưởng thức tại nhà ngay sau khi cho nước nóng vào, với giá bình dân cho tất cả mọi người.
Sau thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, ngày 25-8-1958, gói mì ăn liền đầu tiên trên thế giới với tên gọi “Chicken Ramen” ra đời. Ngặt nỗi, những gói mì ăn liền mới ra đời chẳng có ý nghĩa gì cho việc giải quyết nạn đói, vì nó là hàng xa xỉ khi mắc gấp 6 lần tô mì ngoài quán.
May thay, sự tiện lợi của loại mì này cùng khả năng giữ được lâu dần thu hút được sự chú ý của chính phủ. Sau khi ông Ando được chính phủ hỗ trợ vốn và cải thiện công nghệ, giảm chi phí và giá thành, mì ăn liền góp phần giúp người Nhật chống lại khủng hoảng thiếu lương thực hậu Thế chiến II.
Với ý tưởng dùng nĩa nhựa vì người Phương Tây không quen dùng đũa, mì gói được cả thế giới mê mẩn sau đó. Vào năm 1966, trong một lần thăm Mỹ, ông Ando lại tiếp tục nảy ra ý tưởng mì ly khi nhìn thấy một số khách hàng sử dụng ly cà phê để ăn mì gói. Sau 5 năm nghiên cứu, mì ly được đưa ra thị trường vào năm 1971. Sau đó Ando còn cho ra mắt mì không gian Space Ram dành riêng cho phi hành gia vào năm 2005, khi 94 tuổi.
Trong 3 năm từ 2020 tới 2023, Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia ăn mì gói nhiều nhất thế giới. Giới công nhân, sinh viên, người có thu nhập thấp ở Việt Nam hẳn phải rất biết ơn ông Ando vì mì gói là bữa ăn ngon miệng mà họ có thể ăn mỗi ngày. Đặc biệt, có những người giàu cũng thích ăn mì gói, điều này rút ngắn được khoảng cách giai cấp biết bao nhiêu. Không như món bo bo mà người dân nghèo phải ăn thay cơm ở thập niên 80 – 90, chỉ dành cho những người dân miền Nam bị cướp của.