“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học” (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.
Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.
Ðể ép nghi phạm nhận tội, từ xưa người ta đã dùng nhiều cách mạnh bạo nếu không nói là tàn nhẫn hơn như đánh đập, làm phỏng bằng thuốc lá, không cho ngủ… Dù đi ngược với pháp luật, những biện pháp này vẫn được dùng thường vì thu được nhiều lời thú tội, nhưng nhiều lời khai trong số đó bị nghi ngờ về độ chính xác vì nó đã bị ép cung.
Năm 1920, August Vollmer (cảnh sát trưởng của Sở Cảnh sát Berkeley, California) đã bắt tay với John Augustus Larson (người vừa nhận bằng tiến sĩ sinh lý học tại Đại học California Berkeley, là tân binh cảnh sát đầu tiên trong vùng có bằng tiến sĩ) tìm ra cách giúp quá trình thẩm vấn trở nên chính xác và nhân đạo hơn.
Dựa trên bài kiểm tra nói dối đơn giản do William Marston (một luật sư kiêm nhà tâm lý học) sáng tạo, Larson tạo ra một bài kiểm tra khó hơn nhiều. Sau đó Larson tạo ra một thiết bị theo dõi sự thay đổi của nhịp tim, hô hấp và huyết áp cùng lúc trong quá trình một nghi phạm được thẩm vấn và giám sát liên tục. Sau đó, Larson sẽ phân tích và diễn giải kết quả dựa trên kết quả thu được.
Mùa xuân năm 1921, Larson trình làng máy đo tâm lý – tim – phổi, sau này gọi là máy phát hiện nói dối (polygraph) đầu tiên của nhân loại. Bản thân Larson chưa hài lòng về kết quả nghiên cứu dù nhiều sở cảnh sát trên khắp nước Mỹ chấp nhận thiết bị này.
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Bộ Ngoại giao Mỹ dùng máy phát hiện nói dối để loại những người bị nghi là không phù hợp khỏi chính phủ liên bang. Nhiều nhân viên vô tội đã mất công ăn việc làm, tuy nhiên có rất nhiều “gian tế” đã lừa được máy kiểm tra nói dối, bao gồm cả gián điệp nổi tiếng Aldrich Ames. Năm 1988, Quốc hội Mỹ chính thức cấm các nhà tuyển dụng tư nhân yêu cầu kiểm tra nói dối, dù một số cơ quan chính phủ vẫn sử dụng nó cho việc sàng lọc và cảnh sát có thể dùng với nghi phạm như một công cụ điều tra trong một số trường hợp nhất định.
Sau này, có rất nhiều loại máy kiểm tra nói dối hiện đại hơn được tạo ra dựa trên nền tảng máy cũ. Nhiều nghiên cứu về loại máy này đã được thực hiện, chứng minh nó có công hiệu nhưng thực tế vẫn có thể bị lừa bởi những người được đào tạo đặc biệt hay người bệnh đa nhân cách, thậm chí là người ta có thể học cách bắt chước một số phản ứng sinh lý học để qua mặt máy nối dối. Tuy nhiên, nhiều người vẫn rất muốn mua máy kiểm tra nói dối này về xài trong… gia đình. Sau này, một số cơ quan đặc biệt đã từ bỏ máy nói dối mà chuyển qua dùng hợp chất thần kinh gây ảo giác để thôi miên nghi phạm nói ra sự thật.

William Marston