Hai tháng trước, một chú ngựa con tên Kurt chào đời. Kurt vui chơi giống như những chú ngựa con bình thường, nhưng đặc biệt, Kurt là chú ngựa được nhân giống. Và đây là con ngựa được nhân giống đầu tiên bằng cách dùng tế bào đông lạnh qua hàng chục năm của ngựa giống. Theo báo cáo của AP, các nhà bảo tồn có nhiều hy vọng duy trì được giống ngựa rất quý hiếm Przewalski.

Holstein, bò nhân giống. Nguồn. Littledumpy34

Przewalski là giống ngựa rừng thật sự cuối cùng còn sống (những bầy ngựa lang thang trong các cánh rừng miền Tây nước Mỹ cũng từ ngựa nhà mà ra nên chúng là ngựa hoang, không phải là ngựa rừng). Giống ngựa này có cơ thể chắc nịch, cơ bắp nở nang từng tồn tại khắp Âu và Á. Vì thời tiết thay đổi khắc nghiệt và những thú vật khác xâm phạm môi trường sống nên ngựa Przewalski di cư về miền Viễn Ðông, tới các thảo nguyên của sa mạc Gobi ở Mông Cổ và Trung Quốc. Năm 1960, chúng hầu như biến mất. Các nhà bảo tồn báo cáo rằng, ngựa Przewalski đã tuyệt chủng trong thiên nhiên, chỉ còn chừng 2,000 con trong sở thú và vùng bảo tồn, kể cả Viện Bảo tồn Sinh học Smithsonian ở Front Royal, Virginia.

Các nhà di truyền học hy vọng dùng DNA của ngựa giống để nhân được nhiều giống ngựa Przewalski. Và vào tháng 8, Kurt đã được sinh ra tại bệnh viện thú y ở Texas. Việc nhân giống thành công này đã mang hy vọng cho các nhà bảo tồn rằng, một ngày nào đó họ sẽ khôi phục lại giống ngựa quý hiếm Przewalski. Kurt sẽ sống với mẹ mình thêm 1 năm trước khi được chuyển tới San Diego, để sống với bầy 14 con ngựa Przewalski khác. Khi Kurt tới tuổi trưởng thành, nó sẽ cung cấp nguồn gây giống rất giá trị.

Khỉ nhân giống. Nguồn. Luxo

Nếu mọi chuyện ngon lành, các nhà bảo tồn hy vọng Kurt sẽ sinh ra một dòng con khỏe mạnh và ngày nào đó sẽ được trả về sống với thiên nhiên như những đàn ngựa rừng Przewalski ngày xưa.

Xem thêm:   Suy Đi Ngẫm Lại (04/04/2024)

Sự ra đời của Kurt là khởi đầu của việc bảo tồn giống ngựa Przewalski, nhưng việc gây giống ngựa này phải cần tới 10 năm. Dù sao thì đây là những bước khả quan.

Bob Wiese, Giám đốc Khoa học Sự sống tại San Diego nói: “Chú ngựa con này được coi như ngựa giống quan trọng của chủng Przewalski, chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ mang lại sự di truyền thuần chủng cho tương lai của giống ngựa Przewalski”.

Dê nhân giống. Nguồn. Charles Esson at English Wikipedia

o O o

Nhưng, sau đây là một vấn đề khác, không phải của con ngựa. Ðó là việc nhân giống người.

Nhân giống con người hiện nay được coi là bất hợp pháp trên thế giới, nhưng không có nghĩa là điều ấy sẽ bị tiếp tục cấm đoán.

Năm 2005, Liên Hiệp Quốc đã công bố về việc nghiêm cấm mọi hình thức nhân giống con người: “Vì việc này không  phù hợp với phẩm giá và sự bảo vệ của cuộc sống con người”.

Cá chép nhân giống tại Hòa Lan. Nguồn. Viridiflavus

Ðiều luật nghiêm cấm cả nhân giống trị liệu, kể cả việc tế bào được nhân giống từ con người để dùng cho y học và cấy ghép. Cấm luôn nhân giống trong sinh sản. Mặc dù có nhiều quốc gia không đồng ý với luật này nên sự tạm hoãn áp dụng vẫn được tôn trọng trên toàn cầu.

Cho tới hôm nay, chưa có con người nào được sinh ra bằng cách nhân giống. Nhưng, năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tạo được 5 phôi thai của con người, tiếp tục cho phát triển đến khi có hình dáng con người, để nghiên cứu và phá hủy ngay sau đó.

Ngay cả công chúng cũng không tin tưởng vào việc nhân giống người nhưng không thể nói triển vọng này là không thể xảy ra. Khoa học phát triển hơn và quan niệm này trở thành bình thường trong đời sống của chúng ta. Giả sử, việc nhân giống con người được hợp pháp, chúng ta sẽ có những điều kỳ lạ, đáng kinh ngạc như sau:

Mèo nhân giống copy cat. Nguồn. Pschemp

1. Thí dụ bạn tự nhân giống mình. Vậy sau đó, “mình” – đã được nhân giống – có quyền nhân giống “chả” không? Tất nhiên, “chả” có quyền, làm sao mà bạn kiểm soát bộ gen của “mình” vào lúc này? Lúc bạn chọn sinh sản bằng nhân giống, bạn phải chấp nhận đó sẽ không là bản duy nhất của bạn, vì con cháu bạn rồi cũng nhân giống, vậy là có bao nhiêu “bạn” lang thang trên trái đất này? Chắc luật pháp phải có luật lệ quy định sau này.

Xem thêm:   Tuyết lạnh bên trời

2. Cũng có thể, có những cặp vợ chồng muốn nuôi dưỡng ba má mình bằng cách nhân giống (vì đã qua đời). Dĩ nhiên là người đã chết (cha mẹ) “đã” đồng ý với việc nhân giống này. Luật lệ chưa có nhưng rồi sẽ tới một ngày chúng ta phải ghi rõ ràng trong di chúc là muốn được con nhân giống hay không? Nên gen của chúng ta trở thành một phần tài sản để lại sau khi chúng ta ngỏm.

Ngựa Przewalskis nhân giống. Nguồn. Claudia Feh

3. Dường như chúng ta có thể nhân giống vô hạn. Các nhà nghiên cứu ở Nhật dùng kỹ thuật mới đã nhân bản và sản sinh thành công 26 thế hệ chuột chỉ từ 1 con chuột duy nhất. Họ đã sản xuất 598 chuột con, tất cả đã được nhân giống di truyền. Việc này đã chứng minh rằng nhân giống các động vật có vú (bao gồm con người) là vô hạn định. Ðiều này có nghĩa như một di truyền bất tử, một nhân giống của bạn sẽ tiếp tục đến mãi muôn đời sau.

4. Tôi nghĩ rằng, lần nhân giống đầu tiên sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu mấy dòng sau cứ tiếp tục, tình trạng này sẽ đưa tới sự nhầm lẫn về nhận dạng. Như bà hàng xóm cho vợ tôi biết là gặp tôi đi nghỉ hè ở Cuba với cô bồ nhí, thực ra đó là một nhân giống của tôi (là con trai của tôi, thế hệ 2) và sẽ tiến tới việc ăn cắp thông tin cá nhân và giả danh tính người khác trở thành dễ dàng.

Sói nhân giống. Yosemite park, Ca. Nguồn. Yathin S Krishnappa

5. Các bản sao nhân giống sẽ gây nhiều trở ngại và khó phân định trong khoa học pháp y. Việc nhận diện khuôn mặt sẽ cho hàng loạt giống nhau, kể cả DNA và dấu vân tay. Thật ra đã xảy ra chuyện như vậy, nhưng không phải là nhân giống. Năm ngoái, một cặp song sinh giống nhau ở nước Anh bị bắt vì tấn công tình dục một cô gái, khoa học xét nghiệm pháp y đã không thể chứng minh trong 2 người, ai đã làm việc này

Xem thêm:   Cụ bà 103 tuổi lái xe giữa đêm…

6. Các cặp sinh đôi được tách ra sống riêng, sau khi sinh, đã làm các nhà di truyền học thích thú vì họ có dịp để nghiên cứu tác động của xã hội và môi sinh khác nhau của hai người có chung một bộ gen giống nhau. Rất tiếc với việc nhân giống thì khó mà làm chuyện này.

Lạc đà nhân giống dromedary tại Ai Cập. Nguồn. Florian Prischl

7. Nhân giống con người sẽ được chấp nhận phục vụ con người như một phương tiện sinh sản phụ, đặc biệt với các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc đồng tính muốn có con chính thống của mình.

Cuối cùng, việc nhân giống con người có làm nguồn gen của con người tràn lan khắp nơi? Câu trả lời là điều đó khó xảy ra, vì đại đa số không ai chọn tự nhân giống cho chính mình nên số lượng nhân giống trong xã hội chúng ta sẽ có mức thấp tối thiểu. Do đó sẽ không có chuyện trở nên “đồng nhất” về gen của con người.

HĐV dịch

(Nguồn: By George Dvorsky, Rasha Aridi smithsonianmag.com)