Không ít những trang tin mà độc giả ngấu nghiến trên Reuters, AP, Bloomberg, WSJ cho đến trang LA Times, Guardian là những tin được soạn bởi các thông tín viên ảo AI – Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence. Ký giả robot Heliograf của tờ Washington Post còn nhận giải Global Biggies Award cho các bài về Thế vận hội Rio và kỳ bầu cử 2016. AI dần chiếm sóng vai trò đưa tin đều đặn lặp lại nhàm chán trên báo chí.

Mọi chuyện không chỉ ở truyền thông đại chúng. AI còn xâm nhập vào cả mạng xã hội mà rõ rệt nhất là Instagram. Bởi những trào lưu na ná, những xu hướng hợp thời trang… khiến cái newsfeed của người dùng Instagram tưởng như là đồng nhất và có cảm giác như robot. Kỳ thực một vài trong số họ chính là những robot AI.

AI, thực tế ảo được tạo dựng bởi phần mềm 3D, với nhiều cái tên khác nhau như robot influencer, người mẫu cyber, CGI model, hay tài khoản AI, … đã cho thấy sự bối rối của con người về sự tồn tại của “họ.” Có khi những tài khoản CGI model với vài triệu follower gây nhầm lẫn cho không ít người bởi sự sâu sắc trong tính cách, quan điểm chính trị từ cực hữu đến tả khuynh, từ liberal cho đến Pro-Trump, và cả những comment phản hồi đầy tính người với những “bạn bè”, follower trên mạng xã hội. Thậm chí những AI này còn vướng vào scandal như bất cứ người bình thường nào khác.

Hiện tượng AI xâm lấn mạng xã hội chẳng phải là trò nhất thời, mà đơn cử như cô gái Miquela (@lilmiquela) được quỹ tài chính Spark Capital đầu tư 125 triệu USD xây dựng. Những thương hiệu lớn như Prada, Balenciaga, Kenzo, … đều đã từng hợp tác với các mẫu ảo AI. Không chỉ vậy, những CGI model còn xuất hiện trong tạp chí Hypebeats, V Magazine và cả Vogue. Những robot này với những hình ảnh chụp chung với các celebrities, và nội dung bài viết trên mạng xã hội thì hiếm người biết đó là tự động auto hay con người viết. Dường như càng ít người tin rằng những dòng “content-farm” (trang trại nội dung số) được “viết tay” khi công nghệ ngày càng phát triển.

Thực thì rất nhiều thứ từ status, comment, hình ảnh, chia sẻ của những nội dung trên mạng xã hội được xem là đáng khao khát, không đại diện cho một người thật trong cuộc sống. Nó là giả và được tạo ra bởi máy tính.

Chính sự sai sót thiếu hoàn hảo đã làm chúng ta giống con người hơn.

S