Có một số người sẽ nói những vị tướng giỏi nhất trong chiến tranh Việt Nam là những vị tướng của Bắc Việt. Một số người sẽ nói rằng vài vị tướng Mỹ cũng rất vĩ đại.

Ðể đưa ra một góc nhìn mới về một vị Tướng ít được biết đến của QLVNCH, Tướng Ngô Quang Trưởng.

(Mỹ gọi tên Trưởng trống không, không có nghĩa là họ vô phép)

Vài tướng lĩnh và sĩ quan của Nam Việt Nam thường bị cách chức vì bất tài và tham nhũng. Có một số sự thật cho điều này nhưng cũng có một số ‘quả táo tốt’. Tướng Trưởng là một ví dụ.

Trung tá James H. Willbanks, người từng phục vụ tại Việt Nam và là giáo sư lịch sử quân sự tại Ðại học Chỉ huy và Tham mưu Quân đội Hoa Kỳ, cho biết về Tướng Trưởng: Là một người khiêm tốn, Trưởng là một người không vị kỷ. Ông đối xử công bằng với tất cả mọi người. Ông coi mọi người như nhau.

Ông cống hiến tất cả cho nghiệp lính của mình. Ông nổi tiếng là người chăm sóc binh lính. Ông thường bay qua hỏa lực nặng nề để sát cánh cùng họ trong mưa và bùn để chống lại các cuộc tấn công của kẻ thù.

Không giống như một số tướng lĩnh miền Nam Việt Nam đã giàu lên khi thăng cấp, Trưởng được coi là người hoàn toàn liêm khiết và sống một cuộc đời “tu hành và khổ hạnh”.

Theo Trung tướng Cushman, Trưởng không có một bộ quần áo nào ngon lành vào thời điểm được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn IV. Vợ của ông đã nuôi heo. Heo được nhốt sau khu sinh hoạt của ông trong Bộ chỉ huy tại Cần Thơ.

Cushman nói thêm rằng Trưởng luôn kiếm các biện pháp để nâng cao cuộc sống gia đình của binh lính. Trưởng không dung thứ cho chủ nghĩa con ông cháu cha. Ông từng được yêu cầu chuyển cháu trai của mình từ tuyến đầu sang công việc bàn giấy nhưng ông từ chối và người cháu trai sau đó đã bị tử trận.

Trung tướng Ngô Quang Trưởng

Tướng Bruce Palmer Jr., nói: “Trưởng xứng đáng có một số phận tốt hơn so với tài điều động binh lính của ông giữa lúc Thiệu đang bối rối ra mệnh lệnh và sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.”

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

Một trong những thành tích lớn lao của ông là khi được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1. Trước ông, Sư đoàn không được nổi danh lắm! Ông về nắm Sư đoàn và trở thành một trong những người giỏi nhất của QLVNCH, Trưởng đã chọn lựa các sĩ quan cấp dưới hàng đầu của mình và đặt các Tiểu đoàn của mình vào tay những người có nhiều năm kinh nghiệm chiến trường.

Không giống như hầu hết những tướng lãnh khác, ông tránh chính trị trong việc lựa chọn các sĩ quan của mình. Ông đã cải thiện việc huấn luyện của Sư đoàn và nâng cao tinh thần của cấp dưới.

Có thể cho rằng thành tích tốt nhất của ông là lật ngược tình thế chiến trường trong cuộc tấn công Phục Sinh năm 1972.

QLVNCH do Hoàng Xuân Lãm bất tài lãnh đạo, gần như gục ngã trước sức tấn công mãnh liệt của QÐNDVN, khi ông ta thay thế Lãm. Sau đó ông phát động Chiến dịch Lam Sơn 72 mà ban đầu bị Tổng thống Thiệu và MACV của VNCH phản đối. Cuộc tấn công nhanh chóng thành công và giành lại được phần đất bị mất vào tay CSBV.

Nhưng ông cũng có một điểm yếu. Ðôi khi ông không thể chủ động độc lập và hành động khi cần thiết. Có lẽ ông đã quá trung thành với Thiệu.

Và khi QLVNCH bị CSBV tấn công vào cuối năm 1974. Thiệu ra lệnh, trước tiên hãy rời khỏi Tây Nguyên và giữ các bờ biển trên quốc lộ 1 để QLVNCH có ít lãnh thổ để dễ phòng thủ hơn. Cũng như từ bỏ Huế để bảo vệ thành phố Ðà Nẵng lớn hơn.

Xem thêm:   Đầu dê; thịt chó?

Ðây có vẻ là một quyết định đúng đắn, nhưng vào thời điểm CSBV đã tấn công và nếu QLVNCH rút lui, họ sẽ buộc mình phải rút lui dưới hỏa lực. Ðó là một hành động nguy hiểm ngay cả đối với những quân đội tân tiến nhất.

Kế hoạch di tản chiến thuật này hóa ra là một thảm họa. Vì cuộc rút lui của QLVNCH không chỉ bị hỏa lực mà còn bị chậm lại do lượng lớn người tị nạn làm tắc nghẽn các quốc lộ. Chỉ có Sư đoàn 22 trong Quân đoàn II cố gắng đến được các bờ biển với số lượng đáng kể, mà thôi.

Tư lệnh Quân khu 1, Trung tướng Ngô Quang Trưởng thăm Bộ chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến – Ảnh AP / Jacques Tonnaire

Ông Trưởng không đồng ý và ông nói rằng nếu chúng ta có thể giữ được Tây Nguyên vào năm 1972, chúng ta có thể giữ được chúng bây giờ và nó sẽ cứu VNCH khỏi bị cắt làm đôi. Kế hoạch này lẽ ra đã cứu được miền Nam Việt Nam. Nhưng ông đã làm theo lệnh của Thiệu.

Tuy nhiên, Thiệu lại đưa ra nhiều mệnh lệnh khó hiểu và mâu thuẫn. Ví dụ ban đầu dự định bỏ Huế để bảo vệ thành phố Ðà Nẵng quan trọng hơn. Tuy nhiên Thiệu đã thay đổi kế hoạch và làm Trưởng sửng sốt trong cuộc họp giao ban ngày 13 tháng 3, nói rằng Huế sẽ được bảo vệ bằng mọi giá. Trưởng phải rút lui khỏi Quảng Trị, lập phòng thủ trên sông Mỹ Chánh và Huế.

Xem thêm:   Hủ tiếu?

Tình trạng hỗn loạn khiến dân thường hoảng sợ và bỏ chạy vào Huế hoặc Ðà Nẵng. Trưởng tự tin rằng mình có thể giữ được Huế. Sau đó, Thiệu lại ra lệnh chỉ bảo vệ Ðà Nẵng.

Sự lộn xộn và hỗn loạn khiến Sư đoàn 1 sụp đổ khi CSBV đang tiến đến Ðà Nẵng và hỗn loạn bao trùm thành phố.

Vào những thời điểm quan trọng này, nếu ông đã lờ đi những mệnh lệnh khó hiểu của Thiệu và bảo vệ vị trí của Quân đoàn I bằng sáng kiến của riêng mình thì tình hình có thể đã khác.

Ông đã làm điều này vào năm 1972 với Lam sơn 72. Ban đầu của Thiệu và MACV phản đối. Nhưng sau đó Trưởng đã làm tốt. Tất nhiên đây là một quyết định mạo hiểm vì ông có thể bị đưa ra Tòa án Quân sự mặt trận. Nhưng nếu thành công trong việc bảo vệ thì ông đã cứu được quốc gia khỏi cuộc tấn công dữ dội của CSBV.

Tuy nhiên, vì bất cứ lý do gì, ông lại chờ đợi những mệnh lệnh khó hiểu của Sài Gòn thay vì tự mình chủ động. Ðiều này khiến ông phải trả giá bằng cả quốc gia của mình và ông đã phải di tản sang Mỹ.

Ông ấy có là vị tướng giỏi nhất của cuộc chiến không? Nó phụ thuộc vào nhận thức của bạn. Ông ấy tất nhiên là một con người và có những sai sót của riêng mình.

Nhưng với tư cách là một vị Tướng, ông ấy đã làm rất tốt công việc của mình. Tuy nhiên, sự thành công của ông ấy khiến ông trở thành một trong những vị tướng giỏi nhất nếu không muốn nói là giỏi nhất của Chiến tranh Việt Nam và chắc chắn là người giỏi nhất của QLVNCH.

ĐXT lược dịch