Hồi xưa bà con mình thường nói: “Nắng mưa là bệnh của Trời”. Nói như vậy là trật lất! Phải nói là: “Nắng mưa là chuyện của người thế gian”. Trong tình hình đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành một cách ác liệt trên toàn thế giới; hổng lẽ các nhà lãnh đạo lại quá huỡn qua Glasgow, nước Anh chỉ để nhậu chơi?

Cứ để vầy, chẳng chịu làm gì ráo trọi thì chẳng bao lâu nữa con cháu chúng ta bị nướng “barbeque” hết ráo. Chuyên gia về môi trường nói thiệt chớ không hù, không nhát con nít đâu nhe!

Cả ba, bốn chục năm nay, ở Úc, ở Mỹ và các nước trên toàn thế giới mỗi năm, mùa cháy rừng mỗi dài thêm, càng khốc liệt thêm. Thế hệ chúng ta đã sống ích kỷ, đã tham lam, đã tàn phá môi trường. Chúng ta đã “hâm nóng” hành tinh xanh nầy. Chúng ta đang gây ra biến đổi khí hậu. Hậu quả là mùa Hạ cháy khủng khiếp hơn. Mùa giông tố tàn phá dữ dội hơn.

Mùa cháy rừng hàng năm ở Úc, kéo dài từ tháng Chín đến tháng Ba. Trời không mưa, không có nước. Dân bị cấm tưới vườn, cây cỏ héo khô. Hậu quả là cháy rừng khủng khiếp. Cháy từ Bắc sang Ðông. Chảy từ Tây sang Nam. Cháy vòng vòng khắp tiểu bang. Cháy từ tiểu bang nầy sang tiểu bang khác. Nghĩa là cháy hết ráo. Nghĩa là có rừng cây bạch đàn (chứa nhiều dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín) khô nẻ là nó cháy. Khói bao phủ khắp không gian. Tưởng như ngày tận thế!

Trận cháy rừng kinh hoàng nhất trong lịch sử Australia xảy ra tại thị trấn Marysville, nằm về phía Tây Bắc Melbourne, chỉ cần một giờ rưỡi lái xe, chưa đầy 100 km. Thị trấn vùng quê yên bình rợp bóng cây, ngập tràn màu sắc, Marysville, vang tiếng hót của bầy chim, những thảm cỏ xanh mướt, vườn hoa rực rỡ trước những ngôi nhà xinh xắn. Marysville đẹp như tranh vẽ của Levitan.

Nhưng thiên đường đó đã biến thành hỏa ngục do trận cháy rừng ngày thứ Bảy đen tối (Black Saturday), mùng 7, tháng Hai, năm 2009. Ngày thứ Bảy tang tóc đó, Marysville đã hoàn toàn bị thiêu hủy, hơn 173 người chết.

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

“Khi điện tắt, tôi, (một người dân Marysville), vội vã chộp lấy vài món đồ cần thiết cho vào túi. “Bế lấy con! Ra khỏi nhà ngay!”. Người cha đặt hai đứa con thơ vào xe rồi quay vào nhà lấy thêm một thứ gì đó. Chỉ một lát sau, chiếc xe chìm trong biển lửa, lũ trẻ vẫn còn kẹt trong xe. Nước mắt!

Những ngọn lửa vàng rực. Lớp khói bụi đen ngòm, che cả ánh mặt trời. Trận bão lửa như từ địa ngục đuổi theo. Không còn căn nhà nào đứng vững. Chẳng khác gì một vụ nổ bom nguyên tử, một thảm họa Hiroshima mới.

Rồi chỉ 10 năm sau đó, năm 2019, thảm kịch lại tái diễn. Mùa Xuân lại ít mưa, gây khô hạn. Giông gây ra sấm sét. Sét làm những cánh rừng khô khốc bùng lửa lên. Như ta đút con cúi vào đám rơm khô. Hơn 18 triệu mẫu tây và hơn 5,900 căn nhà đã cháy rụi. Khói từ các đám cháy rừng bay qua Thái Bình Dương tới Nam Cực, đến New Zealand và tuốt cả Argentina và Chile bên Nam Mỹ. Người chết, hàng tỷ động vật, kangaroo, koala, dơi và côn trùng bị mất môi trường sống và nguồn thức ăn. Mùa màng bị đốt rụi. Năm 2020, thiếu gạo ăn, Úc phải nhập cảng.

Vậy mà Thủ tướng Úc Scott Morrison lại công khai hạ thấp ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với những vụ cháy rừng. Ông tỉnh bơ dắt vợ con đi “holiday” vào dịp cuối năm. Hai ông bà phè cánh nhạn trên bờ biển Hawaii, Hoa Kỳ. Dân Úc ở nhà hoảng loạn, cha con chồng vợ dắt díu nhau chạy tuốt ra bờ biển. Không phải để tắm như vợ chồng ông Thủ tướng. Mà để chờ tàu Hải quân của Úc vào sát bờ giải cứu.

Ông Thủ tướng nghe dân chửi quá, rét, vội bay trở về, đi ủy lạo những vùng quê bị cháy rụi. Ðón tiếp ông là những khuôn mặt thất thần, những ánh mắt đầy phẫn nộ. Ông thò tay ra định bắt tay, ông lính cứu hỏa tình nguyện làm ngơ. Ði vòng vòng thị sát coi dân thiệt hại bao nhiêu để chánh phủ cấp tiền cứu trợ thiên tai thì bị dân kêu là đồ “idiot” (đồ ngu). Cả đám dân Kangaroo xúm lại, rượt phái đoàn của Thủ tướng Úc chạy có cờ.

Bảo Huân

Cuối mùa Ðông, tháng Chín mùa Xuân tới. Nước Úc rộn rịp chuẩn bị cho mùa cháy rừng mới.  Nhưng năm nay tới giờ phút nầy, cả nước Úc không phập phồng chờ cháy rừng đặng chạy trốn như năm ngoái. Nước Úc đang lo bão từ Ấn Ðộ Dương ở bờ Tây, từ Thái Bình Dương ở bờ Ðông đổ bộ vào mang theo nhiều mưa to, gió lớn gây ra lũ quét,

Xem thêm:   Để trả lời một câu hỏi

Perth, thủ phủ tiểu bang Tây Úc (Western Australia), Úc Châu nước mưa trung bình hàng tháng là 24mm. Chỉ một ngày trong tháng 11, Perth đã hứng một lượng mưa hơn 40mm, gấp đôi. Một ngày mưa bằng hai tháng. Trận đại hồng thủy là kỷ lục lớn nhất kể từ năm 1880.

Mưa kỷ lục là do thời tiết khắc nghiệt đang đổ bộ vào các khu vực phía Tây và Bắc của nước Úc. Ðêm qua, phía Tây Nam tiểu bang Tây Úc đã có hơn 100,000 trận sét đánh. Bị trời đánh, Sở Khí tượng Úc la làng chói lói: Gió mạnh, mưa lớn, có cả mưa đá, có thể làm lũ quét. Các tài xế ở Perth được khuyến cáo nên cẩn thận trên đường trơn trợt. Không lái xe qua vùng nước lũ.

Ðọc bản tin dự báo thời tiết đầy ẩm ướt nầy làm tui nhớ chuyện xưa (hổng xưa lắm) và tích cũ (cũng không cũ lắm) của những ngày tiểu bang Victoria bị cấm nước.

Hồi những năm đầu thế kỷ 21, Melbourne, tiểu bang Victoria bị hạn hán gần suốt 10 năm. Hồ chứa Thompson lớn nhứt tiểu bang Victoria, mực nước trong hồ xuống thấp nhất từ xưa tới giờ. Chỉ còn khoảng 19% dung tích. Dân phải hạn chế xài nước. Vậy là để tiết kiệm nước, dân Úc chỉ uống beer. (Hồi hồ ít nước, ai xài nhiều, quá định mức, phải trả tiền mắc hơn. Còn bây giờ tới 87.7% dung tích mà giá nước vẫn y chang như vậy, hổng bớt cắc nào. Công ty Thủy cục chơi đểu thiệt! Mà dân Úc nín khe không la lối chống đối, chỉ lo đi làm chuyện tào lao, như biểu tình chống việc chánh phủ buộc dân phải chích ngừa COVID-19?)

Xem thêm:   Kế Sách

Không phải chỉ Úc mà bên California, USA, Spain, bên Tàu thời tiết cũng bất thường. Năm cháy rừng; năm lũ quét. Người dân sống cảnh lầm than.

Bà con mình ai cũng biết: khi mình bị sốt. Sốt đến một nhiệt độ nào đó, mình bị kinh giựt. Hành tinh xanh thân yêu, trái đất của chúng ta đang bị bịnh. Mà bịnh nặng nữa. Các nước vì quyền lợi kinh tế trước mắt mà chổng khu đốt nóng bầu khí quyển. Trái đất lên cơn sốt bấy nay. Giờ bịnh nặng quá, lên cơn kinh giựt. Năm rồi cháy rừng tưng bừng. Năm nay lũ lụt tá lả.

Không muốn chết vì ngu, các nhà lãnh đạo trên thế giới bay đi Glasgow, Anh Quốc thề thốt lung tung! Sẽ cắt giảm khí thải nhà kính để thời tiết không còn lên cơn kinh giựt nữa.

Nhưng buồn thay, các nước ở dơ nhứt hạng trên thế giới nầy, chuyên xịt khói đen lên bầu khí quyển như: chú Ba Tàu, anh Bảy Cà Ri và em “Mocuradov” (xin đọc tiếng Nga theo kiểu Nguyễn Xuân Phúc) lại trốn mất. Chỉ có tay cắc ké là CS VN cũng lò dò đi phó hội bàn đào. Lạ một cái là: đi dự Hội nghị Biến đổi khí hậu mà lại dắt theo Bộ trưởng CA (?). Trùm CA vác dùi cui vô biến đổi khí hậu để làm gì vậy mấy cha?

Té ra ông kẹ nầy không qua nước Anh để bắt mấy thằng tham ô bỏ trốn như Trịnh Xuân Thanh để đem về nước bỏ vô lò mà đốt. Trùm CA VN chỉ đi ké chuyên cơ thôi. Mục đích chính là để giúp người dân Anh, thủ đô Luân Ðôn, xóa đói giảm nghèo. Thiệt là công đức vô lượng (vô lượng có dấu nặng chớ không phải vô lương), bằng cách đi ăn thịt bò bít tết có dát vàng. Thì ra chuyện nắng mưa là chuyện của Trời. Chuyện biến đổi khí hậu, ai “ke” (care) thì cứ “ke”. Riêng các quan CS chóp bu, tớ không “ke”!

ĐXT