Xưa giờ, tui luôn kính trọng các nhà văn; vì họ là người có chữ nghĩa, có tư cách. Dẫu nghèo nhưng mấy ổng, bả rất giữ thể diện. Họ ăn mặc lịch sự đàng hoàng. Pyjama là đồ ngủ; không mặc nó ra đường. Khăn rằn để đi tắm kinh, đi tắm sông. Nhưng giờ thấy mấy cái hình này, tui gai mắt quá nên: “Dạ! Thưa nhà văn Võ Đắc Danh và Nguyễn Ngọc Tư (đều là dân Cà Mau, tiếng Miên là nước đen. Khăn rằn nguyên thủy cũng là của người Miên): “Đi chụp hình quảng cáo mà tròng chiếc khăn rằn vô cần cổ chi vậy ông nội, bà nội ?”

Thì người đẹp mà Phạm Thái yêu trong Tiêu Sơn Tráng sĩ của Khái Hưng, dạy Văn trong nước, cho biết: “Bây giờ khăn choàng tắm đã trở thành ‘mốt’ rồi anh. Họ quấn nó như quấn ‘foulard’. Dân giàu như ông trùm chuyên phá rừng cưa cây, gỗ đem đi bán; lấy đất bazan của người Thượng để trồng cà phê cũng đem đi bán, dám quấn khăn rằn chung với áo vest!”

“Thưa! Tiếng Pháp tui bù trất hè; nên tui đi tra tự điển Pháp Việt. Té ra chữ “foulard” là khăn ‘phu la’, khăn quàng cổ. Con nít trong nước phải có khăn quàng đỏ xuất xứ từ quê hương của ông họ ‘Lê’ tên ‘nin’ vĩ đại (He he). Người lớn phải quàng khăn rằn để chứng tỏ tao đây là Việt Cộng (VC).

Nên tui vô phép trả lời em như vầy: “Hồi xưa lúc đi dạy ở Kế Sách, Sóc Trăng tui thấy mấy em Miên mặc “sarong” dưới mông, bên hông em choàng khăn rằn ra sông tắm! Coi quá đã.

Võ Đắc Danh   

Theo tui biết: “Khăn rằn dùng làm khăn choàng tắm. Tắm xong để lau mình từ đầu tới đít cho khỏi bị ướt. Ướt là bị lác. Lác ngứa thấy mẹ!”

Xem thêm:   Kế Sách

Còn “Ê ! Nhà văn đi chụp hình đăng báo quảng cáo!” “Hổng lẽ chờ tao đi lấy cái khăn choàng tắm của con vợ tao cái đã hay sao?” Làm vậy thiên hạ nói mình khùng! Ha ha!

Tại sao kêu khăn rằn? Vì nó có sọc ngang dọc. Hồi xưa dân vùng VC hay kêu Biệt Động Quân, Thủy quân Lục chiến và Nhảy Dù là lính rằn ri. Vì quần áo trận của 3 binh chủng thiện chiến nầy hịt như da rắn, rằn ri cá.

Rồi một người đẹp khác dạy trường Đại học Sư phạm Cần Thơ nhảy vô chơi tui nguyên một bài diễn văn: “Ông này hơi quá khích cái vụ khăn choàng tắm. Nó cơ bản là khăn. Nó có 2 loại, cùng chất liệu (cotton, dệt thủ công, dệt thưa nên dễ hút nước, dễ phơi khô), loại kích thước nhỏ khoảng 4 tấc × 1m, và loại lớn hơn, bằng cái khăn tắm bây giờ. Mà khăn thì dân miền Nam xài nhiều cách. Mấy bà lớn tuổi đi chợ đội khăn rằn trên đầu, mà đội có duyên ở chỗ chừa một đầu lòng thòng một bên để khi ăn trầu chảy nước thì tiện tay kéo lên lau miệng.”

Nguyễn Ngọc Tư

“Dấu ấn thời thơ ấu của tui là hình ảnh Ngoại với cái khăn rằn đội đầu. Mà hễ khăn đã đội trên đầu rồi là không có xài vô chuyện khác như ông nói vì cái đầu để thờ ông bà.”

“Còn tên của nó là choàng tắm, là loại khăn lớn hơn dùng cho mấy mục đích tắm táp, thay đồ dã chiến hoặc là quấn làm quần thay ‘xà rông’ ai mà đội lên đầu bao giờ?”

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

“Mai mốt, ông có muốn ‘sặc cà rây’ thì ông ngó kỹ lại cái khăn coi nó cỡ gì, ha?”

“Hồi đó, có ông Chà ở Châu Giang bán khăn đi ngang xóm, rao nguyên một bài có ca có kệ, về công dụng của xấp khăn có lớn, có nhỏ trên tay ổng, giờ tui quên mất tiêu rồi.” “Ngoại mua cả xấp rồi phát cho mấy đứa. Dĩ nhiên là tụi tui chỉ được phát khăn tắm thôi, ngoại không cho khăn đội đầu. Nhớ ngoại!”

Lê Nguyên Vũ

Nóng mũi, tui bèn đốp lại em: “Tui đồng ý với bà khăn rằn có loại đội đầu, loại đi tắm! Khăn đội đầu che nắng nó ngắn ngủn hè. Khăn choàng tắm nó dài, nó mới che hết cái mông đít.”

“Hồi xưa bà Ngoại tui ra ruộng mang 1 chiếc khăn choàng tắm thôi. Nắng đội đầu, tắm lau mình. Đi làm ruộng chớ đâu phải đi ‘phượt’ đâu mà mua chi tới 2 cái?! Còn đi ăn đám, Ngoại đội khăn lụa của Má tui cho, coi đẹp lắm!”

Ông Nội tui dân Chà, Châu Giang Châu Đốc nè! Khăn rằn và xà rông (sarong) gốc của người Miên, không phải của người Chàm. Người Chàm mất nước chạy qua Miên. Chịu ảnh hưởng về trang phục của người Miên một phần. Bị Miên đàn áp mới chạy về mấy cái cù lao bên Châu Đốc. Người Chàm Châu Đốc bán thuốc Nam. Mấy chú Ba bán thuốc bắc cạnh tranh bất chính phao tin đồn coi chừng bị tụi nó thư?! Bà nói bậy bạ đụng chạm, tui buồn lắm nhe!”

Xem thêm:   Đầu dê; thịt chó?

Thì em sửng cồ lại với tui: “Ê! Tui kể chuyện Ngoại tui và kỷ niệm thời thơ ấu của tui. Cái vụ khăn lụa đội đầu ông nói là của ai chớ bà Ngoại tui thì chỉ có đội khăn rằn, sọc vuông, 2 màu đen hoặc đỏ.”

Bảo Huân

“Hồi đó, nổi tiếng khắp chợ Cần Thơ, Ngoại tui bán bánh ít; kế bên là bà bán bánh tét. Bả cũng đội khăn rằn y hịt Ngoại tui. Giờ Ngoại tui mất rồi; bà bánh tét có con bảo lãnh đi Mỹ, hổng biết có còn sống hông để mần chứng cho tui?” Đừng chụp mũ mà cũng đừng chê bai nghen, mích lòng!”

Xa quê, xa tiếng Việt, nhưng thấy không đúng là tui cãi! Chớ tui không “cá nhân” em đâu nhe! (Chữ của Bình Nguyên Lộc trong truyện dài Đò Dọc, Giải nhất Văn chương toàn quốc VNCH 1959-1960).

“Tui bắn cối 81, bả quyết ăn thua đủ bằng cối 82 ly của VC. Tui nói tới loại khăn choàng tắm VC chụp hình mà bả không hiểu?! Làm chồng bả chắc khổ lắm he?”

2 bà chơi cả ‘vú lấp miệng tui’ cho tui nghẹt thở mà chết: “Là cô giáo, chị Quỳnh Như viết khăn choàng tắm hổng có sai đâu.”

“Nói bậy nè! Chàng hảng là bung 2 cái cẳng ra cho rộng. Con gái nằm ngủ không khép đùi là bị rầy là sao nằm chàng hảng chê hê vậy? Còn choàng khăn là lấy khăn che lại. Cái banh ra; cái che lại. 2 tiếng phản nghĩa nhau nhe mấy bà Ngoại!

Nghe vậy, mấy Ngoại chém vè hết ráo. Chờ bài viết nào của tui có sơ hở 2 em sẽ nhào ra phục hận. Trẫm chờ mấy em đây! He He!

ĐXT