Chuyện rằng: “Một anh lên máy bay và ngồi xuống. Liếc nhìn lên, anh thấy một người phụ nữ cực kỳ xinh đẹp, xuất sắc trong vai tì nữ, bước lên máy bay. Em đi thẳng rồi ngồi xuống ngay bên cạnh anh. Háo hức muốn bắt chuyện để làm quen, anh buột miệng: “Em đi vì công ăn việc làm hay đi du lịch?”

Em quay lại, nở một nụ cười như đóa hoa hàm tiếu sắp mãn khai và nói:

“Ði làm việc. Em sẽ tham dự một Hội nghị nghiên cứu đời sống tình dục của người dân Úc hàng năm ở Melbourne”.

Anh nuốt nước bọt. Ðây là người phụ nữ hấp dẫn, sexy, tuyệt đẹp mà anh chưa từng thấy! Em lại ngồi cạnh mình suốt cả chuyến bay dài và em sẽ đến một Hội nghị nghiên cứu về tình dục! Quá đã nhe!

Cố gắng đè con lợn lòng đang nổi dậy kêu ột ột đòi ăn cám của em, anh bình tĩnh hỏi: “Vai trò của em tại hội nghị này là gì?”

“Giảng viên” “Em sử dụng kinh nghiệm cá nhân sâu rộng về giường chiếu của mình để chia sẻ cho cử tọa những sự thật rất thú vị về đời sống tình dục của người dân Úc chúng ta.”

“Thật vậy ư?” anh nuốt nước bọt. “Chẳng hạn như chuyện gì?”

“Chẳng hạn, thổ dân bản địa là những người mê đắm, cuồng loạn nhất về tình dục. Trong khi đàn ông Việt Nam: “Em ơi! Chiều nay 100%” rất có khả năng đưa người tận đỉnh Vu Sơn”.

Nói rồi, em trở nên hơi khó chịu và đỏ mặt. “Em xin lỗi!” “Thực sự, em không nên đem những điều tế nhị nầy để thảo luận với anh. Thậm chí em còn chưa biết được tên anh là gì?”

“Ồ! Anh là Vietnamese, người Việt. Tên anh là ‘Nguyễn Văn Dương’. Nhưng bạn bè thường gọi anh là “Mười Dê”.

“Anh rất sẵn lòng và vui sướng được đóng góp vào kinh nghiệm tình dục của em để bài giảng được phong phú hơn. He he!”

o O o

Các nhà đạo đức (họng) thường cho rằng viết về tình dục là chuyện rất cấm kỵ! Thiên chức của một nhà văn, ‘văn dĩ tải đạo’ không nên đề cập tới đề tài nầy. Trừ trường hợp tác giả là cộng tác viên cho tạp chí ‘Playboy’. Vì bài viết về tình dục sẽ làm ô nhiễm môi trường sống ‘cơm nhà; quà vợ’ của quý anh mình. Nhưng theo ý tui, cho dù có đề cập tới hay lấy cái mền che kín lại thì cái vụ nầy nó vẫn nằm chình ình một đống đó thôi.

Xem thêm:   Đầu dê; thịt chó?

Các nước Phương Tây thì nhìn vấn đề tình dục dưới góc độ khác, thoáng hơn nước ta. Coi nó là một nhu cầu như ăn, như uống, không có không được của quý anh mình.

o O o

Chắc quý độc giả ‘thương mến thương’ đã từng nghe tiếng nhà thơ Tàu Bạch Cư Dị (772 – 846). Quan niệm sáng tác của ông là thơ phải gắn với cuộc đời, gắn với cái hiện thực của xã hội mình đang sống. Thơ phải diễn đạt cho được hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục, thất tình của chúng dân.

Năm Nguyên Hoà thứ 10, Bạch Cư Dị bị hạ tầng công tác, phải đày về quận Cửu Giang giữ chức Tư Mã. Mùa Thu năm sau, đêm tiễn khách ra bến sông Bồn, chợt nghe thuyền ai có tiếng đàn tỳ bà vọng lại. Nghe tiếng đàn thánh thót, âm vang gợi nhớ quê nhà. Bạch Cư Dị bèn: “Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu. Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa.”(BG)

Người đàn bà trả lời rằng “Tiện nữ vốn là con hát, quê ở Tràng An, học đàn tỳ bà với hai danh sư Mục và Tào. Nay tuổi đã cao, nhan sắc úa tàn, ế khách quá nên lấy chồng làm con buôn nên thường theo thuyền đi đây, đi đó”.

Nghe vậy, tha hương tưởng chừng như ngộ cố tri, Bạch Cư Dị dọn rượu ra đãi! Xin nàng cho nghe lại bản đàn xưa. Ðàn xong cảm xúc vô vàn, nàng bèn kể lại cuộc đời chìm nổi long đong của mình! Từ lúc còn xuân sắc đến khi xuống sắc, phải lưu lạc giang hồ, gạo chợ nước sông.

Nghe nàng tâm sự, Bạch Cư Dị cũng cảm thương cho số phận lưu đày của chính mình! Bèn làm một bài thơ dài gồm 616 lời, gọi là ‘Tỳ bà hành’ để tặng người em mới quen mà tưởng chừng như là tri kỷ.

o O o

Ðó là hồi xưa cái tình văn nghệ, văn gừng của một nhà thơ với một em đã từng là kỹ nữ. Còn đây là chuyện bây giờ, chuyện của một tay không văn nghệ, văn gừng gì ráo. Mà là một tay Sở Khanh rất cáo.

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

“Một ‘Má mì’, chủ nhà thổ, thấy một người đàn ông ăn mặc rất lịch lãm, cử chỉ rất lịch thiệp, lịch sự bước vào. “Tôi muốn gặp Natalie!”

“Thưa ông! Natalie là em đẹp nhứt ở đây nên giá mắc lắm. Có lẽ ông nên chọn em khác giá cả phải chăng hơn!” “Không! Phải là Natalie mới được”

Ngay sau đó, Natalie xuất hiện và cô em ra giá 1,000 đô la. Không một chút do dự, ông lịch lãm rút ra 10 tờ 100 đô la mới cứng và đưa cho Natalie! Rồi họ đi lên lầu. Sau một giờ, tàn trận, ông lảo đảo rời đi.

Tối hôm sau, ông lịch lãm lại xuất hiện xin được gặp Natalie. Mua những hai lần, nhưng không có ‘discount’ (giảm giá) gì ráo. Vẫn là 1,000 đô la. Ông rút ra 10 tờ 100 đô la mới cứng! Rồi họ đi lên lầu. Sau một giờ, tàn trận, ông lại lảo đảo rời đi.

Tối hôm sau cũng vậy! Ðêm thứ ba liên tiếp. Mây mưa rồi cũng tàn. Natalie hỏi: “Không ai từng mua em ba đêm liên tiếp cả. Chàng từ đâu đến?” “Brisbane, thủ phủ tiểu bang Queensland”

Vậy sao?” Natalie nói. “Quê em cũng ở Brisbane”

“Anh biết! Cha của em đã chết và anh là luật sư của chị em. Bà ấy yêu cầu anh đưa 3,000 đô la tiền thừa kế đến tận tay em. Hy vọng có được  3,000 đô nầy em sẽ rất vui! He he!”

Bảo Huân

o O o

Câu chuyện trên cho thấy các tiểu bang miền Ðông nước Úc, kinh doanh bán thịt sống, đã được hợp pháp hóa từ lâu. Vậy là các chú Ba từ đại lục lục tục qua đây mua lại lầu xanh treo đèn đỏ để kiếm ăn. Vì kinh nghiệm cả ngàn năm bên Tàu truyền lại là: ‘Nhứt đổ hồ’ nhì chứa thổ’ (Kinh doanh bằng máy đánh bạc, bằng lầu xanh là chắc ăn ‘nhẩm xà’ mỗi ngày hè!)

Mấy anh mình ai cũng biết mại dâm là nghề lâu đời nhất thế giới, được sinh ra từ nạn buôn nô lệ. Những Mã Giám Sinh và Tú Bà xưa buôn người giờ là những doanh nhân thành đạt như Jeffrey Epstein và em Ghislaine Maxwell bên Mỹ vậy. Nhưng đau đớn thay những doanh nhân thành đạt đó sắp mạt! Vì con ‘coronavirus’ đã và đang tàn phá kinh hồn thương vụ bán thịt sống của chú Ba mình. Vì bất cứ thương vụ gì mà làm ăn ế ẩm thì công nhân chết trước; chủ cả từ từ ngã xuống chết theo sau.

Xem thêm:   Kế Sách

Một số nàng Kiều sợ dính vào con ‘coronavirus’ là bỏ bu cả lũ nên không dám làm liều như xưa nữa. Còn em Kiều nào chịu chơi, chơi tới cùng, tới luôn bác tài, thì ráng chòi đạp lung tung để còn sống sót qua ngày vậy thôi. Xưa mỗi tuần có tới 30 khách yêu hoa; giờ còn chưa tới 3 mống. Thì làm sao mà sống?

Ðại khủng hoảng! Thiên hạ thất nghiệp hà rầm! Buôn bán ế ẩm! Ăn không có đủ cái bỏ vô mồm thì chơi nào ai dám! Xưa thì “Thúc sinh quen thói bốc rời. Trăm nghìn đổ một trận cười như không”. Giờ thì ngôi hàng Lâm Tri của chàng vắng hoe như Chùa Bà Ðanh; Thúc Sinh đành xin Kiều cho giảm giá.  Ðược chút nào hay chút nấy! Kiều cũng vậy! Ế quá nên nàng cũng phải gật đầu! Chớ 5 năm, lưu lạc trên chốn giang hồ, thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, Kiều chưa hề trả tiền thuê nhà trễ bao giờ.

o O o

Lại nhớ tới nhà thơ xứ Huế, Thảo Am Nguyễn Khoa Vi, năm 1947, có làm hai câu thơ đối nhau chan chát là:“Núi Ngự không cây chim đậu đất

Sông Hương vắng khách ‘đĩ’ kêu trời.”

Mấy Kiều nữ ở thủ phủ Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Châu  nầy cũng kêu trời y như thế. Lệnh cô lập do chánh phủ tiểu bang Victoria ban ra từ giữa tháng Ba tới giờ làm những lầu xanh xứ Úc nầy đây phải cửa đóng then gài. Những ngọn đèn đỏ thân quen giờ đã tắt!

Con COVID-19 nầy đã làm các Kiều nữ nhập cư phải buộc lòng quy cố hương xa nửa địa cầu. Em thì trở lại Seoul, Hàn quốc. Em về lại Bangkok, Thailand.

Kiều ơi! Những người em phấn lạt, phai hương. Em dạt về đâu những nẻo đường?! Ðèn đỏ đã tắt ngúm! Ðâu rồi ôi những đêm vui? Làm tui buồn quá mạng!

DXT