Sau năm 1975, bà con mình vượt biên, vượt biển tới các nước nói tiếng Anh như: Mỹ, Canada, Úc… Bà con mình nói hay viết chêm tiếng Anh vào là chuyện thường ngày ở huyện.
Nhiều chữ nửa Tây, nửa ta như: ‘Little Saigon’, ‘chạy show’… Hoặc ‘boat people’ (thuyền nhân); ‘lifeboat’ (xuồng cứu sinh xài trong phim như Titanic); email, shopping, selfie…
‘Selfie, tự chụp hình mình, được Oxford công nhận là “Từ của năm” vào 2013. Selfie thì có người dịch là ‘tự sướng’? Nghe rất là thô tục; không nên xài!
Tháng Tư, năm 1975, CSBV xâm lược chiếm được nước VNCH. Cùng với những thay đổi lớn về chính trị và xã hội, tiếng Việt cũng trải qua nhiều biến chuyển. Có chữ mới ra đời. Có hay; có dở. Hay sống dai. Dở chết yểu.
Như chữ ‘thả thính’? ‘Thính’ là gạo rang cho thơm rồi giã nhỏ thả xuống vó, dụ cá đến gần rồi kéo vó lên. ‘Thả thính’ của giới trẻ hiện nay, kiểu nhẹ nhàng, gây sự tò mò để ai kia chú ý đến mình, giống như cách thả thính xuống nước vậy.
Ca dao có câu: ‘Cô thương nhớ ai ngơ ngẩn đầu cầu, lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi.” Soi là coi đó mấy cha. Còn ‘Xoi’, động từ, là dùng vật hình que nhỏ chọc vào cho thông, cho hết tắc. Như: xoi cống, xoi vòi ấm, xoi thông ống điếu. Viết xoi ruột là viết trật lất!
Rồi tui có viết “FBI từ đó tới giờ chưa bắt được và không xác định chính xác nhân thân của tên không tặc này.”
Thì có một độc giả tình thương mến thương chụp cho tui cái mũ xài chữ CS như vầy: “Bây giờ tiến bộ xài ‘nhân thân’ thay cho ‘lý lịch’?”
Nghe tới chữ lý lịch là cả một thời Miền Nam bị CS đày đọa bởi cái chữ nghĩa lý lịch 3 đời nó hiện về như cơn ác mộng. Tui bèn trả lời ổng như vầy:
“Câu này có hai mệnh đề phủ định (negative clause) nối với nhau bằng chữ ‘và’ liên từ đồng đẳng (coordinate conjunction). Mệnh đề nào quan trọng đứng trước. Có thể tách ra làm hai câu: ‘FBI từ đó tới giờ chưa bắt được (tên không tặc); nên chưa biết y là ai.’ FBI không xác định được một cách chính xác nhân thân của tên không tặc này.”
Nhân thân tức gốc gác, vợ con, cha, mẹ, anh em, họ hàng, FBI cũng không biết luôn. Như vậy, nhân thân không phải là lý lịch.
Trong từ điển Hán Việt không có chữ lý lịch (lý viết y dài). Chỉ có chữ ‘lí lịch’ (lí viết i ngắn). Lí lịch chỉ chung công việc đã làm và hoàn cảnh đã qua.
Mà CS biết lý lịch tới 3 đời kể cả bên vợ của mình để làm gì? Để trả thù; để đày đọa người dân Miền Nam.
Chế độ CS là một chế độ bị bệnh “Bách hại cuồng” – nhìn đâu cũng thấy kẻ thù muốn hại mình. Vì bị bệnh nặng như thế nên mới hành động tàn ác không giống ai. Chớ hồi xưa mình xài chữ ‘lai lịch’. Lai lịch, quá khứ, chỉ nguồn gốc, gốc gác của sự việc, của một người.
Chẻ cọng tóc ra làm 8, tui xin kết luận là: ‘Ông xúi tui xài chữ ‘lý lịch’ của CS để thay chữ ‘nhân thân’ là ông xúi tui viết bậy không hè!”
Nhớ hồi xưa 16 tuổi trở lên là mình làm giấy căn cước bọc nhựa để cho biết gia thế, xuất thân, lý lịch. CS vô thì bắt làm chứng minh nhân dân? Thiệt là chuyện ruồi bu! Người dân da vàng mũi tẹt húp nước mắm mà phải chứng minh mình là nhân dân?
Sau 50 năm, chắc nhận thấy dùng chữ như vậy là ngu lâu, ngu bền vững, nên CS lẳng lặng lấy chữ căn cước ra xài, nhưng vẫn còn ngoan cố, cố thòng thêm chữ công dân. Căn cước công dân? Thiệt là giành khùng hết ráo!

Bảo Huân
Trong quá trình đó, một số người đặt ra khái niệm ‘chữ CS’ – nhằm chỉ những từ ngữ mới được sản sinh là sản phẩm của chế độ cộng sản, và cho rằng ngôn ngữ đang bị làm hỏng.
Tui cho rằng tiếng Việt là một sinh ngữ, ngôn ngữ sống, phát triển tự nhiên và độc lập với chính trị. Việc ngôn ngữ thay đổi là tất yếu. Tiếng Anh và tiếng Pháp được trăm triệu người trên thế giới sử dụng hàng ngày cũng không đứng yên mà liên tục phát triển: từ vựng mới, cấu trúc mới, thậm chí cách phát âm cũng thay đổi theo thời gian.
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian là chuyện tất nhiên phải xảy ra. Nếu so sánh tiếng Việt đầu thế kỷ 20 với giữa thế kỷ, rồi với hiện tại, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt trong từ vựng, cách dùng từ, và cả cấu trúc câu.
Mần văn là đụng tới chữ nghĩa. Đụng riết rồi quen. Quen mà thấy chữ gì thiên hạ xài không trúng (nghĩa là trật) theo ý mình thì trong lòng bứt rứt lắm. Không chỉ ra thì ấm ức, mà chỉ ra thì mích lòng. Nhưng đời văn mà sợ mích lòng thì kiếm chuyện khác mà mần đi, đừng có mần văn. Không sửa lưng người khác hoặc bị người khác sửa lưng thì đâu có học được gì. Viết lâu mà không tiến bộ chút nào, như con rùa chậm tiến bò vào cõi văn chương. Chán lắm!
Phần ông bà mình nói đời hổng có ai cái gì cũng biết. Tàu nói: “Nhân vô thập toàn”. Tây (là Tây Phương) nói: “No one is perfect.” Chính vì vậy, biết tới đâu mình nói tới đó. Cứ nói, cứ cãi sùi bọt mép. Cãi tới cái trúng, nó văng ra cái đụi mình lượm về xài. Người được lượm, dỉnh mặt vênh râu, ra vẻ thế gian có ba bồ chữ về tao hết ráo. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Còn chính giữa, tức cái bụng đựng mồi và rượu. Nhớ đừng hung hăng mà lên cơn nhồi máu cơ tim bỏ mạng giữa sa trường cãi ‘nhe mấy cha!’
Trong thế giới văn chương, theo ý tui, nên cư xử như cục đá góc cạnh khác nhau, hay hơn là cư xử tròn vo như hòn sỏi. Một chuyện mà ông này nói ngược, bà kia nói xuôi đều đúng hết ráo thì chán lắm. Viết như vậy là người thừa trong cõi văn chương. Cãi để học. Cãi trong văn chương là cái cãi tao nhã của tao nhân mặc khách ở chỗ ‘tao đàn, mày đàn.’ Chớ không phải của dân chơi Cầu Ba Cẳng, cãi phải giống như quánh lộn.
Kết luận CS không có khả năng làm ra chữ. Ông bà mình mới làm ra chữ và chữ nó hay! Mình phải ráng xài cho nó trúng.
ĐXT