Miền Nam Mến Yêu là những hình ảnh về quân đội, dân sự, gia đình, đời sống, văn hóa… của miền Nam xưa trước 1975.

Mục đích để nhắc nhớ mọi người, nhất là lớp hậu sinh một miền Nam văn minh và tự do thời VNCH.

Trẻ kính mời quý độc giả tham gia mục này; bạn có thể gởi hình ảnh cá nhân hoặc gia đình với chú thích chi tiết (trong vòng 100 chữ gồm: tên thật (hay biệt hiệu) người gởi, địa danh, thời điểm, bối cảnh câu chuyện, tên người trong ảnh…

Lưu ý: Người gởi chịu trách nhiệm về nội dung và bản quyền của bức ảnh.

Trẻ sẽ được quyền tuyển chọn in thành sách. Sách sẽ gởi tặng người tham dự.

Hình gửi qua email:

bientap@trenews.net,

xin ghi (Subject): MNMY (hay Miền Nam Mến Yêu)

Bạn có thể gởi hình về tòa soạn:

3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044 (chúng tôi sẽ trả lại sau khi sử dụng)

Ghi chú: Nếu bạn muốn nhận báo biếu, xin ghi rõ địa chỉ và yêu cầu “XIN GỞI BÁO”.

Bãi đáp trực thăng của “The Alamo”, nơi tử thủ cuối cùng trong phi trường Tân Sơn Nhứt. nguồn: USMC     

Ngày 4/9 sắp tới, tại một buổi tiệc do hội Metroplex Military Charitable Trust (MMCT) tổ chức thường niên để gây quỹ cho Thiếu Sinh Quân Hoa Kỳ (Junior ROTC) ở Dallas, sẽ có sự hiện diện đặc biệt của bốn vị Tướng và Tá Thủy Quân Lục Chiến từng tham chiến tại Việt Nam. Trẻ đã có dịp phỏng vấn một trong bốn người đó là cựu Đại tá Anthony Wood; và cựu Đại tá Mike McCollum người đứng đầu tổ chức MMCT.

Người di tản tại Tân Sơn Nhứt trong chiến dịch “Frequent Wind” do Đại Úy Anthony Wood điều hợp. nguồn: USMC

Ông Anthony Wood đã phục vụ tại VN hai lần. Lần đầu từ năm 1969-1970, khi ấy mang cấp bậc Trung Úy. Lần thứ nhì từ năm 1974 đến ngày Sài Gòn rơi vào tay CS. Khi đó là Đại Úy, ông Anthony Wood được Thiếu tướng Homer Smith giao một nhiệm vụ cực kỳ bí mật là đưa người Việt có liên hệ đến chính quyền Mỹ rời khỏi  Việt Nam mà không cho Đại Sứ Graham Martin biết. Ông đã làm công việc này từ sau ngày Ban Mê Thuột thất thủ cho đến ngày 29/4/1975.

Đại úy Anthony Wood đã thực hiện nhiều điệp vụ khá hồi hộp, không khác gì phim trinh thám Mission: Impossible. Chẳng hạn như sơn đoàn xe Jeep màu của Cảnh Sát Quốc Gia và cho người giả làm CSQG để hộ tống những đoàn xe bus chở người vào phi trường Tân Sơn Nhứt.

 

Anthony Wood & Mike Mccollum

cung cấp hình và nội dung

Đại úy McCollum (trái) trước Hangar tại căn cứ KQ Đà Nẵng năm 1970. nguồn: Mike McCollum

Những chiếc xe bus được ông cho bọc bên trong bằng những chiếc áo giáp để đề phòng bị bắn thủng. Ngoài ra ông còn trưng dụng một đoàn mấy chục chiếc xe Ford của Mỹ, cho gắn bình dưỡng khí trong cốp xe rồi giấu người trong đó để qua mặt lính gác phi trường.

Trung sĩ Nhì Mike McCollum tại Quân Khu I, tháng 2, 1970, chức vụ Staff Judge Advocate (thuộc Nha Quân Pháp). nguồn: Mike McCollum

Ông còn cho người tìm chừng một chục địa điểm ở Sài Gòn có thể cho trực thăng đáp để bốc người; mỗi nơi như vậy phải được sơn chữ “H” thật to. Tất cả mọi công việc đều phải làm vào ban đêm, do những người Mỹ làm việc trong các cơ quan thi hành trong vòng bí mật, miễn sao qua mắt được Đại Sứ Martin.

Mike McCollum (trái) và đồng đội thuộc SĐ1 TQLC, tại căn cứ KQ Đà Nẵng. nguồn: Mike McCollum

Rất tiếc những tư liệu và hình ảnh của ông Anthony Wood trong thời gian này đã bị bỏ lại và mất tích. Nhưng Đại Tá Mike McCollum đã cho phép chúng tôi sử dụng một số hình ảnh riêng của ông trong thời gian ông ở Việt Nam (1969-1970; 1970-1971), khi ấy ông còn mang cấp bậc Đại Úy TQLC.

Mike McCollum (trái) tại Đông Hà, Quảng Trị, 1970. nguồn: Mike McCollum