Có bao giờ bạn thấy người mới hôm trước đau khổ hát: “Tôi xin người cứ gian dối. Cho tôi tưởng người cũng yêu tôi. Cho tôi còn được thấy đời vui. Khi cơn mưa mùa đông đang tới…” (Nhạc sĩ Duy Quang). Hôm sau đã lật đật chuyển tông “xua đuổi”: “Thôi em hãy đi về vĩnh biệt kể từ đây. Còn luyến lưu làm chi, còn vấn vương làm gì…” (Nhạc sĩ Lê Văn Thiện). Hoặc hôm trước (cũng người đó) còn hùng hổ: “Làm sao giết được người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phũ phàng” (Phạm Duy) thì hôm sau đã “xìu” “Kẻ thù ta đâu có phải là người/Giết người đi thì ta ở với ai?” (Phạm Duy)… 

Ba trái táo thay đổi thế giới (Từ Facebook)    

Con người ta có rất nhiều lý do để mong muốn được thay thế nhiều thứ trong cuộc đời họ từ hành động, suy nghĩ, niềm tin đến sự vật, sự việc, các mối quan hệ xung quanh, thậm chí là quá khứ… bằng một cái gì đó tương tự nhưng ở phiên bản (họ cho là) tốt hơn/tốt nhất. Ðôi khi lý do để họ thay đổi, thay thế chính là…. chẳng có lý do gì cả! (Mình thích thì mình làm thôi).

Thay điện thoại

Có nhiều người nói về ba trái táo làm thay đổi lịch sử nhân loại: trái táo cám dỗ Eva (tạo ra khả năng tư duy của con người-Kinh Thánh), trái táo rơi trúng đầu Newton (tạo ra định luật vạn vật hấp dẫn) và trái táo cắn dở của Steve Jobs (tạo ra  Apple và cuộc cách mạng công nghệ thông tin của con người ở thế kỷ 20-21). Tuy không biết thực hư của sự hiện diện hai trái táo đầu tiên chứ tôi tin vào sự thay đổi thế giới (đặc biệt là Việt Nam) của trái thứ ba – trái táo cắn dở của Apple. Vì từ khi có nó, hàng năm, cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều… Khi trẻ em thay áo bước vào năm học mới, khi các đoàn phim thay diễn viên, khi các bạn trẻ muốn thay người yêu, khi những người có gia đình muốn thay vợ/chồng, khi những đứa con hư muốn thay… gia đình, khi các ông bố bà mẹ bất lực muốn thay… con, khi các công dân của các nước độc tài muốn thay chính phủ, khi các nhà chính trị đang cố gắng thay đổi tư duy của người dân… Túm lại, dẫu có bất cứ sự thay đổi gì xảy ra trên thế gian này thì rất nhiều cư dân mạng Việt Nam vẫn có thể bỏ qua một bên để quan tâm chuyện Apple lên… đời điện thoại.

Quan trọng hơn hết, ai sẽ là người sở hữu cái điện thoại mới tinh đó đầu tiên ở Việt Nam. Dĩ nhiên là với giá trên trời (gần cả trăm triệu VNÐ cho một cái điện thoại có giá tầm 1,000 USD một tuần sau đó, khi nó đã ra mắt, được mở bán trên toàn thế giới). Và năm nay, vào ngày 13/9/2019, khi chiếc điện thoại iPhone 11 mới công bố hai ngày trước đó, phải một tuần nữa mới đến ngày mở bán, nhưng ba phiên bản mới của nó là chiếc iPhone 11, 11 Pro, 11 Pro Max đã có trong tay một người ở Hà Nội, khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng.

Người có iPhone 11 đầu tiên tại VN năm nay

Theo báo chí Việt Nam thì đây cũng là một trong những người đầu tiên trên thế giới lên đời iPhone sớm nhất năm nay.

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Tôi không có ý kiến gì về việc này vì đó là sở thích của từng cá nhân. Nhưng tôi chỉ thắc mắc ý nghĩa của cuộc đua mang tên “thay điện thoại” hàng năm này là gì? Vì mỗi năm đều có người bỗng dưng nổi “bồng bềnh” khắp mạng xã hội, mặt báo chỉ vì sở hữu iPhone phiên bản mới giá đắt đỏ rồi sau đó chìm nghỉm. Năm sau, năm sau nữa, chẳng thấy họ làm lại điều đó lần hai để giữ “ngôi đầu bảng” của mình….

Và tôi càng thắc mắc hơn nữa, trong khi người Việt Nam thật sự cuồng đồ Apple. Ði đâu trên đất nước, dù ở thành thị hay thôn quê, quán cóc ven đường hay nhà hàng hạng sang, người ta cũng có thể thấy bóng dáng của các sản phẩm của hãng này, đặc biệt là iPhone.

Mỗi khi có một sản phẩm mới của Apple được ra mắt, người dùng Việt Nam lại được một phen sôi sục. Nhiều người sẵn sàng trả một cái giá cao cho các sản phẩm của hãng này khi chúng mới về Việt Nam như trên. Vì vậy mà thương lái Việt hàng năm luôn phải chầu chực ở Singapore, Mỹ, Thái, Tàu, Hàn để xách iPhone về Việt Nam bán. Việc này cũng khiến cho nhiều người chỉ trích vì những “con buôn” này tạo ra các hình ảnh không đẹp của người Việt Nam tại đất nước bạn: vạ vật ăn ngủ chờ ngày bán, cãi lộn về vị trí xếp hàng, mua xong người thì hớt hải ra sân bay về nước, người thì công khai rao bán như cái chợ ngay trước cửa Apple Store…. Nhưng sau tất cả, bao nhiêu năm qua Apple chẳng có một cái cửa hàng chính hãng nào tại Việt Nam cả. Vì lý do: Giá cao, không phù hợp với mức thu nhập bình quân của người Việt (theo thống kê thu nhập bình quân so với những nước lân cận).

Thay phát… minh

Tôi không biết ở nước ngoài ra sao. Nhưng ở Việt Nam, rất nhiều người thắc mắc, khi phát minh Karaoke, ông Inoue Daisuke (người Nhật) chắc không bao giờ nghĩ mình chính là kẻ làm thay đổi không biết bao nhiêu số phận của người… Việt Nam. Khiến họ đánh nhau, giết nhau, nghỉ chơi với nhau, “hư hao” không biết bao nhiêu là tình làng nghĩa xóm? Những tiêu đề bài báo gây “nổi da gà” sau đây, nếu ông còn sống và nhìn thấy có lẽ sẽ hối hận biết chừng nào.

Xem thêm:   Ăn giựt & ăn gian...

– Bị đâm chết vì hát karaoke mà quay loa sang nhà người khác

– Ðoạt mạng hàng xóm vì hát karaoke gây ồn ào

– Ðâm chết bạn trọ vì hát karaoke ồn ào

– Xách 3 dao sang đâm chết hàng xóm vì hát karaoke quá to.

Không chừng nhà sáng chế trên sau khi đọc báo Việt Nam sẽ “thủ tiêu” luôn phát minh của mình, thay bằng một phát minh khác. Ví dụ như karaoke truyền âm thanh qua Bluetooth hoặc truyền âm qua… cảm tình. Chỉ có những người có “kết nối” mới có thể nghe tiếng hát của nhau thì hay biết mấy!

Con cọp bỏ chạy khỏi lồng sắt bị xe đụng chết (Từ báo VN)

Thay môi trường sống

Trên hành tinh (đã từng) rất xinh đẹp của chúng ta, hiện nay có rất, rất nhiều loài vật đã bị tuyệt chủng “nhờ” sự phát hiện của con người. Việt Nam được thế giới công nhận là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhưng theo các nhà khoa học, hệ sinh thái của Việt Nam cũng là nơi nguy hiểm nhất nhì cho các loài động vật do nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm. Và bên cạnh việc trực tiếp/gián tiếp giết hại động vật trên cạn, Việt Nam cũng vinh hạnh là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc tận diệt những loài vật dưới biển.

Ngoài việc đánh bắt vô tội vạ thì việc xả thải “bất chấp” từ các nhà máy công nghiệp, những rác thải môi trường và lượng nilon khổng lồ mà dân Việt dùng hàng ngày – Năm 1935, khi phát minh ra nilon, ông Wallace Hume Carothers (một nhà phát minh người Mỹ – người có hơn 100 bằng phát minh và là tác giả của hơn 50 tài liệu kỹ thuật được phổ biến trên toàn thế giới) chắc cũng không biết sau bao nhiêu năm phổ biến vì sự tiện lợi thì nó chính là thứ bị “đổ tội” một trong những nguyên nhân gây tổn hại hàng đầu đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng hiện nay và mai sau… Ðang bị con người ta tìm cách đào thải và tiếp tục tìm kiếm những thứ khác thay thế nó.

Không chỉ đối xử “tệ” với các giống loài có thể “nhúc nhích” (bao gồm cả đồng loại – con người), người Việt Nam còn đang tận diệt sự sống của thiên nhiên bằng cách đốt rừng, phá núi, lấp biển… “Nhờ” vậy mà ngập lụt hoặc hạn hán xảy ra khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước này một cách vô lý và vô… tư.

Vì những lý do trên, không chỉ những người hàng xóm ở gần những vị ca sĩ “vườn”, ghiền karaoke cần thay môi trường sống.Tất cả con vật trên hành tinh này cũng cần một cái hành tinh mới để “dọn đi” trước khi trái đất này bị hủy hoại bởi chính bàn tay của con người.

Đại tá quân đội mắng Joshua Wong (Từ Facebook Nguyễn Văn Minh)

Chiều thứ Sáu, 6/9/2019, một con cọp đã bỏ trốn khỏi lồng sắt khi đang diễn xiếc trong một trường học ở Trung Quốc. Sáng hôm sau, con cọp đã được tìm thấy nhưng nó đã chết vì bị xe hơi đụng. Con cọp này chết một cách tức tuởi và vô tội chỉ vì muốn đi tìm tự do. Thay đổi môi trường sống, không muốn phải làm công cụ kiếm tiền của con người nữa.

Xem thêm:   Ham & hố

Cư dân mạng Việt Nam rất bất bình vì việc này, nhiều người lên án, share các bài viết về vấn đề này trên các trang mạng và nhận được rất nhiều sự đồng tình. Tôi không rõ trong đó có bao nhiêu người từ chối đi xem các thể loại xiếc thú? Ai trong số đó từng lấy lại “công bằng” cho những con “chúa sơn lâm” ốm o gầy mòn trong các công viên, sở thú, các trại nuôi thú ở Việt Nam nhằm mục đích bán vé cho du khách thưởng lãm? Và ai trong số đó bất bình cho chính bản thân mình, là những người đang bị bóc lột, bị tận diệt, bị chèn ép từ đời sống đến tương lai?

Một người bạn tôi từng nói cách đây rất lâu: “Khi nào những đứa trẻ còn chưa được dạy rằng, mỗi cái cây không phải là món đồ gỗ đắt tiền còn sống, mỗi thú hoang dã không phải là món ăn còn biết chạy… và những điều tương tự như thế, thì những cơn lũ còn lừng lững tiến về phía chúng ta. Những cơn lũ không chỉ vùi lấp 1 làng, vùi lấp vài người, cơn lũ hãnh tiến ngu xuẩn nhân danh thành công, tăng trưởng, địa vị đang điều khiển toàn bộ hành vi sống chúng ta… sẽ tàn phá mỗi người sau khi tiêu diệt toàn bộ tự nhiên”. – Thuan Vuong Van

Joshua Wong gặp bắt tay với Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tại Berlin (Ảnh từ APE)

Thay đổi tư duy

Rất may mắn cho cả thế giới nếu cái con người muốn thay thế/thay đổi chỉ là lời một bài hát, một cái điện thoại, một… trái táo hay một dàn karaoke. Nhưng đời không như là mơ, trong suốt quá trình còn… thở, từng con người “lèo lái” con thuyền mang tên “đời mình” theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng đôi khi, có những người không biết lái làm sao mà tạo ra những thứ thay đổi làm đảo lộn, “biến dạng” cả thế giới. Ngoài thay đổi bài hát, trái táo… thì con người ta có rất nhiều thứ muốn thay đổi như… giới tánh, thân nhân, bạn bè, thân phận, quốc tịch, chế độ, môi trường, chính phủ… Hoặc cao hơn nữa là thay đổi số phận, tư duy của người khác, đôi khi là của một đất nước, một thế hệ. Biến tất cả thành những con “zombie” còn thở, hành động và suy nghĩ như những bản sao của kẻ cầm… “remote”.

Bởi vậy mới có một ông đại tá quân đội lên Facebook viết về Joshua Wong (thủ lĩnh phong trào Dù Vàng Hồng Kông): “Không nên gọi tên nhãi ranh mặt dơi mõm chuột Hoàng Chí Phong là nhà hoạt động xã hội”  Khi cậu thanh niên 23 tuổi này đang ở Ðức, kế tiếp sẽ qua Mỹ đòi tự do cho hơn 7 triệu người Hồng Kông.

DU

Saigon