Tưởng loanh quanh Hà Nội dễ thành thổ địa. Nhưng không, những ngóc ngách nhỏ luôn làm tôi bất ngờ. Cái tháng mà chạm vào mọi thứ đều ẩm ướt, trần rêu ẩm mốc cũng nồm, sàn nhà chảy nước cũng nồm … cái thứ nồm bám dính trong tủ đồ, mặc vào là rin rít ẩm ương. Nồm là nỗi kinh hoàng với cả dân Hà Nội lâu đời, nhưng chẳng ai màng đến điểm sương (dew point) độ ẩm là cao hay thấp. Có ngày 27oC ngất ngưởng, mấy mảng tường thì rêu xanh um, còn giống homosapien thì ngộp thở.
Lá trà ghém trong búp, ngoài bọc túm lá sen tươi rồi buộc lạt – trà sen ướp xổi, mùa sen nào tôi cũng được cho quà. Khách mua hoa không sành thì dễ còn bị mắc lỡm giữa sen với quỳ bởi cái sắc hao hao. Áo yếm mà ngồi thuyền thúng, tung tẩy gáo dừa là không có tui rồi đó!?!
Hà Nội với dân du lịch lắm khi cũng chỉ là điểm tạm dừng cho những chuyến nghỉ mát lên Sa Pa, vịnh Hạ Long hay Tam Cốc Ninh Bình … Ồn ã, nhộn nhịp và nhiều “sạn” – dù đó là sự ô nhiễm, bừa bộn hay chật chội – Hà Nội thiếu vắng những con phố đẹp mà chỉ tồn tại những góc nhỏ bất ngờ ở nơi mà hiếm ai để ý nhất. Con phố chơi đêm ngủ ngày, ban trưa cuối tuần chỉ thưa thớt vài vãng khách.
Thả bộ về gác lâu cũ vắng lặng chỉ vài bóng người thấp thoáng. Chàng trai Đức mệt phờ chẳng buồn để ý ống kính đang hướng về mình. Nhặt nhành hoa sứ gài tóc mai, chẳng vẻ
“lý tính máu lạnh” của dân Đức, buông thõng bộ mặt mà selfie. Chào mùa nồm!
Ai cũng chỉ nhớ nhành phượng vĩ đỏ và tiếng ve râm ran, chứ hiếm khi nhớ những buổi trưa lãng mạn “dắt em đi trong cơn mưa nước đaái ve sầu” bỗng rơi rớt lên bờ má.
Gia đình nhỏ chất trên con xe Honda PCX. Ông bô trẻ hẳn đã không hãm “cái cần tăng dân số”, đã hai đứa con gái “vịt giời” nhưng cũng phải phấn đấu cố thêm thằng cu!
Gánh chợ, gánh rong rảo quanh 36 phố phường chẳng mấy khi dừng lâu một chỗ. Từ bịch ấm tích nước chè, điếu cày cho đến gánh vịt lộn, xe hoa rồi xe rau quả, những thúng mẹt giắt hông rao từ đậu phộng, củ dong, khoai sắn … cho đến trái cây muối ớt gọt sẵn. Cái xe đạp bạc màu sơn – chân chống sau đỡ mẹt gác-đờ-bu, chân chống trước thì đỡ mẹt ghi- đông. Ngọt thanh là vải thiều Lục ngạn rồi.
Tấm biển “Mời xơi em” nửa đùa, nửa thật tình cờ cho ai đọc thấy mà hướng mắt về “hậu trường”. Còn tấm biển “Ở thiên đường” là chỉ về phía phòng vệ sinh. Mấy thứ tuyên ngôn vừa ngẫu nhiên tinh nghịch, chút ẩn ý của giới gen Z.
Giang hồ dang nắng!
ĐMH