NGUỒN TIN: VOA

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: Tin Tức Hàng Ngày

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: Tin Tức Hàng Ngày

Ngày 2/6, một bản tuyên bố lan truyền trên mạng xã hội cho biết blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được đề cử Nobel Hòa Bình. Theo bản tuyên bố này, ông David Kilgour, cựu dân biểu đặc trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Canada, thông báo rằng, nữ blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm ở Việt Nam, được đề cử Giải Nobel Hòa Bình 2018. Người đề cử là Tiến Sĩ  Marc Arnal, Giáo Sư Danh Dự  và Cựu Trưởng Khoa Học Khu St. Jean, Đại Học Alberta, Edmonton, Alberta, Canada. Bản tuyên bố gọi Mẹ Nấm là “tù nhân lương tâm nổi tiếng,sinh ra và lớn lên thời hậu chiến tranh Việt Nam, không còn ảo tưởng với chế độ chính trị hiện tại, quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn,” kể từ năm 2006.

Mẹ Nấm và hai người con. Ảnh: Blogger Mẹ Nấm và hai con. Ảnh: Chutam. com

Mẹ Nấm và hai người con. Ảnh: Blogger Mẹ Nấm và hai con. Ảnh: Chutam. com

Mẹ Nấm, người sáng lập Mạng Lưới Bloggers Việt Nam, và là người lên tiếng về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và vụ Formosa. Tiến Sĩ Marc Arnal cho biết, “Ông có cảm nghĩ tích cực rằng, thế giới này tốt đẹp hơn nhờ sự dũng cảm của Mẹ Nấm. Chị đã can đảm viết về sự khốn khổ kéo dài của người dân, và nói lên một cách công khai về nhu cầu bức thiết đối với dân chủ và nhân phẩm. Nhiều người sẽ đồng ý rằng, tự do ngôn luận phải được thực hiện bằng cách thực thi nhân quyền và quy luật tự nhiên, điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công bằng. Trường hợp của chị nhắc mọi người nhớ đến thực tế đáng buồn, tại nhiều nơi trên thế giới, nơi nhiều người bị bỏ tù chỉ vì bất đồng chính kiến với nhà nước.

Blogger Mẹ Nấm.  Ảnh: Diễn đàn dân chủ tiến bộ

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: Diễn đàn dân chủ tiến bộ

Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và hai người con. Ảnh: Nguyễn Tường

Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và hai người con. Ảnh: Nguyễn Tường

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: Nhân quyền

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: Nhân quyền