Tại sao chúng tôi đề cập các vấn đề về Trung Quốc? Vì họ đại diện cho khối cộng sản và là tác nhân trực tiếp đến Việt Nam.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đến thế giới thật ra được thổi phồng quá mức, những điều đó nằm trong chiến lược “ru TQ ngủ”, ngủ quên trong chiến thắng của phương Tây.
Sau Covid-19, phương Tây, cụ thể là Mỹ đồng loạt quay lưng với Trung Quốc và chỉ sau một thời gian ngắn, nguồn cung ứng trở lại bình ổn, trong khi Trung Quốc điêu đứng, xiểng liểng.
Và những cú sấm sét tiếp tục giáng xuống. Lần này đánh vào ngành xuất cảng vải vóc, may mặc của Trung Quốc, với doanh số $323 tỉ đô la năm 2022, tăng 2% so với năm trước đó. Mỹ đã liên tục kiểm tra hàng may mặc nhập từ Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào mua vải vóc của Trung Quốc để làm ra sản phẩm.
Khoảng 27% kết quả kiểm tra cho thấy giày dép và quần áo mà Hải quan Mỹ (U.S. Customs and Border Protection) có cotton xuất xứ từ khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, nơi bị tố giác cưỡng bức tù nhân lao động khổ sai.
Mỹ có kỹ thuật để phân tích nguồn gốc cotton được sản xuất từ đâu, một cách chính xác 100%. Tổng số 86 lần xét nghiệm, có 15% cotton xuất xứ từ Tân Cương.
Bà Laura Murphy, giáo sư dạy về Nhân quyền và Nô lệ đương đại tại Đại học Sheffield Hallam (Anh) cho biết “Lượng cotton từ Tân Cương vào Mỹ cần phải ở mức zero. Vì vậy, bất cứ sản phẩm nào ở mức trên 0% đều dính chưởng.”
Mỹ càng ngày càng tăng tỉ lệ xét nghiệm, thay vì mắt nhắm mắt mở như trước đây, theo ông Eric Choy, trưởng ban phòng vệ thương mại và U.S. Customs and Border Protection, nói rằng họ có thể kiểm tra bất chợt nếu nhận được “chỉ điểm” về các lô hàng nào đó có liên quan đến Tân Cương.
Hiện nay, cotton từ Tân Cương chiếm khoảng 87% sản lượng của Trung Quốc và 23% nguồn cung toàn cầu vào năm 2020 và 2021. Các nước Việt Nam, Campuchia và Bangladesh, may mặc quần áo cotton xuất khắp thế giới đang nhập cảng phần lớn vải vóc từ Trung Quốc, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”.

Công nhân ở một phân xưởng may mặc tại Tân Cương, Trung Quốc (nguồn ảnh VOA)
Hạnh Dung (tổng hợp từ VOA nguồn khác)