Trân Phương (Phóng viên Trẻ tại Thụy Sĩ )

“… tháng Hai năm 2014, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận 182 khuyến nghị liên quan đến tình trạng nhân quyền và dân quyền của Việt Nam trên các lãnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, giáo dục, tôn giáo. Nhưng cho đến nay tình trạng dân quyền và nhân quyền trong nước chẳng những không được cải thiện mà còn tệ hại hơn trước.

geneve-ngay-tro-ve6

Lễ rước đại kỳ Việt Nam Cộng Hòa (fb/quan truong)

Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật An Ninh Mạng nhằm tước đoạt quyền tự do thông tin và biểu đạt của dân chúng. Đặc biệt là trong 2 năm qua, các nhà báo, bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị đàn áp nặng nề hơn, các tôn giáo bị bách hại, các tổ chức xã hội dân sự bị ngăn cản hoạt động.

geneve-ngay-tro-ve5

Quý tổ chức và đoàn thể khắp nơi trong giờ chào quốc kỳ và hát quốc ca (fb/ quan truong)

Nhằm hỗ trợ cho đồng bào trong nước đang tranh đấu đòi nhân quyền và dân quyền, chúng tôi gồm 32 tổ chức…

geneve-ngay-tro-ve4

Hô vang khẩu hiệu “freedom for Việt Nam” (fb/quan truong)

Xin chân thành kêu gọi quý đồng hương ở hải ngoại, đặc biệt là Âu Châu, quý tổ chức và đoàn thể khắp nơi hãy cùng nhau biểu dương tinh thần “TẤT CẢ VÌ QUỐC NỘI” trước trụ sở Liên Hiệp Quốc vào ngày Thứ Ba 22-1-2019, từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 Palais des Nations, Place des Nations, avenue de la Paix 14, 1202 Genève – Thụy Sĩ

geneve-ngay-tro-ve3

Các sư thầy đến yểm trợ cho cuộc tuần hành (fb/quan truong)

Theo lịch trình của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc phổ biến thì Việt Nam phải báo cáo lúc 14 giờ 30.

geneve-ngay-tro-ve2

Các bạn trẻ đấu tranh dân chủ ở các nước tập trung trên lễ đài (fb/quan truong)

Sẽ có buổi hội luận và đêm văn nghệ đấu tranh vào ngày 21-1-2019. Địa điểm và giờ giấc sẽ được thông báo sau.”

geneve-ngay-tro-ve1

Chờ đến phần phát biểu của mình (fb/quan truong)

Bức tâm thư trên nhắc tôi nhớ lại lần đầu đi biểu tình đòi nhân quyền cho Việt Nam ở Thụy Sĩ, năm 1999. Đúng vậy, cách đây đã 20 năm. Tôi vẫn nhớ chiếc ghế ba chân đặt trên đài cao trong công trường Palais Des Nations, ngay trước mặt cổng vào Liên Hiệp Quốc. Chiếc ghế ba chân, biểu tượng của Liên Hiệp Quốc vẫn nằm trên đài cao trong lần tôi trở lại này, nhưng công viên đã không còn bãi cỏ xanh mướt mà là một thềm “xi-măng”, và diện tích của khoảng sân có vẻ như đã thu nhỏ hơn xưa.

geneve-ngay-tro-ve

Khác thế hệ, cùng lý tưởng (fb/quan truong)

Là một thành viên trong Liên Hiệp Quốc, Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện; trong đó có việc Kiểm Điểm Định Kỳ hàng năm. Năm nay, 2019, theo lịch trình của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam phải báo cáo lúc 14 giờ 30 (2:30 chiều). Đó chính là lý do 32 Hội đoàn tại Âu Châu đã đồng tâm hợp sức tổ chức cuộc biểu tình cũng như thảo luận, và văn nghệ đấu tranh trong hai ngày 21, 22 tháng 1, năm 2019. Tại sao cuộc điều trần năm nay quan trọng? Đó là vì sự liên quan đến việc có cho Việt Nam gia nhập vào Khối Thương Mại Âu Châu (mà 80% là quyết địnhcủa Liên Hiệp Quốc, và 20% của Đức) hay không.

geneve-ngay-tro-ve16

Niềm vui được bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình (fb/quan truong)

Cuộc biểu tình do 32 hội đoàn tổ chức nhằm mục đích tố cáo trước dư luận quốc tế tình trạng đàn áp nhân quyền, bỏ tù những người dân dám nói lên tiếng nói của lương tâm tại Việt Nam mà bộ Ngoại Giao Việt Nam đã dối trá, tuyên bố “đã có những sáng kiến đặc biệt, ghi nhận khuyến nghị hữu ích của các thủ tục đặc biệt trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam”.

geneve-ngay-tro-ve15

Nữ ca, nhạc sĩ Nguyệt Ánh chụp hình lưu niệm cùng luật sư Nguyễn Văn Đài (bên phải là phóng viên Trẻ)

Cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR-2019, hay Universal Periodic Review-2019) đang diễn ra bên trong Liên Hiệp Quốc thì bên ngoài, ngay trước cửa,trong công viên có chiếc ghế ba chân; những tiếng hô phản đối Cộng Sản Việt Nam vang dội của khoảng 400 đồng bào đến từ Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Cờ Vàng tung bay khắp sân. Cờ Vàng trong tay đồng bào. Trời rất lạnh, nhưng may mắn không có tuyết. Sáng nay, lúc 10 giờ đến 12 giờ trưa cũng có một cuộc biểu tình nhỏ của Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền do Luật sư Trần Kiều Ngọc (Úc ) lãnh đạo tổ chức, như để gây khí thế chuẩn bị cho cuộc biểu tình rầm rộ, quy mô của 32 hội đoàn tại Âu Châu lúc 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều cùng ngày.

geneve-ngay-tro-ve14

Lời nói chuyện của Bà Anne Marie Von Arx, dân biểu Thụy Sĩ

Sau nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, phút Mặc Niệm, là nghi thức Tôn Giáo. Phật Giáo với các Thượng Tọa Thích Như Điển, Thích Quảng Đạo, Thích Hành Vân. Thiên Chúa Giáo có Linh Mục Giuse Phạm Văn Minh. Tiếp đến là lời chào mừng cùng cám ơn đồng bào tham dự của hai đại diện cho ban tổ chức: ông Trần Xuân Sơn, hội Người Việt Quốc Gia, và Ông Rolin Wavre, hội trưởng COSUNAM – Người Việt Thụy Sĩ. Sau đó là phần phát biểu của các hội đoàn. Đại diện các đoàn thể của các quốc gia: bà Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức; ông Nguyễn Quang Kế, chủ tịch CĐ Hòa Lan, ông Nguyễn Thế Bảo, hội Người Việt tại Nuremberg; ông Lê Hữu Đào, CĐVN Liège – Bỉ; ông Nguyễn Đình Phúc, hội Người Việt Tỵ Nạn Hambourg; ông Nguyễn Hào, đại diện Tổng Hội Sinh Viên Pháp; bà Nguyễn Thị Kim Hương, Cộng Đồng Đan Mạch; ông Vũ Đăng Sơn, Nguyễn Văn Minh, đại diện nhóm Tinh Thần Diên Hồng gồm hơn 20 đoàn thể tại Paris; bà Jade Dussard, trách nhiệm Á Châu sự vụ; bà Nguyễn Mộng Châu, hội chuyên gia Âu Châu; cô Lilly Trang, đại diện phái đoàn Na Uy; ông Hoàng Nguyên, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam tại Thụy Sĩ; ông Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, đại diện đảng Việt Tân. Đặc biệt, có sự hiện diện của bà Anne Marie Von Arx, Thị trưởng Canton, Geneve. Xen lẫn những phát biểu là những khẩu hiệu chống đàn áp nhân quyền, đòi thả tù nhân lương tâm, đòi tự do cho Việt Nam và những bài hát đấu tranh hùng tráng, khơi dậy ngọn lửa yêu nước trong tim mọi người của Nữ ca, nhạc sĩ Nguyệt Ánh đến từ Washington D.C, Hoa Kỳ, nữ ca sĩ Anh Chi, một tiếng hát đầy nội lực, trầm ấm, đến từ Pháp quốc. Chương trình được phối hợp nhịp nhàng, tốt đẹp qua tài điều hợp của MC Thùy An (Hoàng Thúy Phượng), cũng từ Pháp đến.

geneve-ngay-tro-ve13

Ông Rolin Wavre, Thị trưởng Geneve phát biểu cảm tưởng

Cùng có mặt trong cuộc biểu tình là các cựu tù nhân lương tâm: Luật sư Nguyễn văn Đài đang định cư ở Đức. Hai ông Phạm Minh Hoàng và Đặng Xuân Diệu ở Pháp. Ngoài ra, còn có Bà Nguyễn Thị Quý, từ Việt Nam sang đòi trả tự do cho chồng là nhà bảo vệ nhân quyền Lê Văn Lượng bị xử 20 năm tù. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh đòi tự do cho chồng là nhà báo Trương Minh Đức, và cháu Nguyễn Trung Trọng Nghiã đòi tự do cho Bố là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn.

geneve-ngay-tro-ve12

Hãy trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức (fb/quan truong)

Trước khi cuộc biểu tình chấm dứt, đồng bào đã cùng tuần hành một vòng chung quanh công viên. Đúng 4 giờ chiều, đại diện ban tổ chức, ông Nguyễn Tăng Lũy thay mặt ban tổ chức cám ơn đồng bào và tuyên bố chấm dứt chương trình biểu tình đồng hành với quốc nội. Đồng bào lưu luyến chia tay, lên xe bus về quê hương thứ hai với hy vọng gặp lại nhau ngay trên quê hương Việt Nam Tự Do một ngày không xa.

geneve-ngay-tro-ve11

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh đòi trả tự do cho chồng là tù nhân lương tâm Trương Minh Đức

geneve-ngay-tro-ve10

Chị Trần Thị Thúy ôm bảng đòi trả tự do cho chồng là tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng

geneve-ngay-tro-ve9

Con trai Nguyễn Trung Trọng Nghĩa đòi tự do cho cha là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn

geneve-ngay-tro-ve8

Các Cựu Tù Nhân và thân nhân của các tù nhân lương tâm đang bị cộng sản Việt Nam giam giữ (từ trái sang): Đặng Xuân Diệu, Nguyễn thị Kim Thanh (vợ nhà báo tự do Trương Minh Đức), luật Sư Nguyễn Văn Đài, bà Nguyễn Thị Quý (vợ người bảo vệ nhân quyền Lê Văn Lượng), Nguyễn Trung Trọng Nghĩa (con trai Mục Sư Nguyễn Trung Tôn), giáo sư Phạm Minh Hoàng

geneve-ngay-tro-ve7

Cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo

Trân Phương