Chuyện lockdown nhắc đi nhắc lại hoài riết cư dân quận Cam cũng thấy nhàm, nhiều người không thèm để ý nữa. Tuần trước, Thống Đốc tiểu bang Cali lại “tống” thêm lệnh cấm túc toàn bộ vùng Nam California mọi người phải ở nhà từ tối đêm 6 Tháng Mười Hai cho đến 3 tuần sau. Tuy nhiên, hôm qua (Thứ Bảy, 5 tháng Mười Hai), ông Don Barnes – Cảnh Sát Trưởng Orange County tiếp tục lên đài truyền hình ABC 7 khẳng định lại lần nữa là cảnh sát Orange County sẽ không phạt ai vi phạm lệnh ở tại nhà mà thống đốc tiểu bang đã ban hành.

Ông Don Barnes nói rằng đó không phải trách nhiệm của cơ quan công lực, mà là tự ý thức của mỗi người dân. Những cuộc gọi báo cáo vi phạm lệnh cấm trong phạm vi quận Cam sẽ không được cảnh sát đáp ứng. Theo ông Don Barnes, “toàn bộ cư dân Orange County cư xử rất có trách nhiệm,” “cư dân Orange County lớn rồi.” Ðây là một lời khen ngợi, thật không uổng công thời gian qua dân OC đã ủng hộ police. Ðiều đó có nghĩa là các tiệm ăn, restaurants cho khách ăn ngồi trong hay ngồi ngoài quán là việc của chủ tiệm, không liên quan tới police. Cũng đồng nghĩa với việc dân quận Cam tha hồ xuống đường biểu tình ban đêm thoải mái mà không bị police giải tán, phạt vạ.

Câu nói của ông Barnes làm tự dưng tôi nhớ tới xứ Việt Nam cộng sản quá chừng luôn. Nhà cầm quyền Việt Cộng thì luôn miệng khẳng định người dân Việt Nam chưa đủ dân trí để có tự do ngôn luận, tự do báo chí nên cần phải có “tuyên giáo nhà nước bảo bọc, kiểm duyệt”; trong khi dân thì nói ngược lại “Dân không phải là trẻ con.”

Tháng Năm năm nay, ông Barnes cũng nói: Chúng tôi không phải là cảnh sát khẩu trang – tôi cũng không muốn làm cảnh sát khẩu trang.” Thành thử tiệm nào sợ “nghiêm lệnh” thì bắt buộc khách hàng phải đeo khẩu trang khi vô tiệm, nhưng cũng có tiệm sẵn sàng lơ đi vụ đeo khẩu trang nếu khách không đeo. Còn ngoài đường thì khỏi phải nói, rất ít người đeo khẩu trang nếu họ chỉ đi bộ ngoài đường mà không tiếp xúc với người lạ.

Xem thêm:   Chuyện xứ Mỹ của tôi

Quả thật, lâu nay nhóm  từ “bất tuân dân sự” rất phổ biến ở Việt Nam và mạng xã hội để chỉ tình trạng người dân đấu tranh bất bạo động nhằm chống lại các quy định quái đản, vô lý của nhà cầm quyền Việt cộng độc tài, không ngờ ngày nay nó xuất hiện ở ngay trong lòng nước Mỹ, giữa quận Cam với một hình thức khác. Cũng hôm qua, dân quận Cam kéo nhau ra thành phố Huntington Beach biểu tình ầm ầm. Mạng xã hội Facebook thì truyền tải thông báo dân San Diego kêu gọi xuống đường đêm Thứ Bảy tới (Dec 12) để chống lệnh giới nghiêm.

Lúc ở Việt Nam, tôi cũng hay nói là “Muốn biết chi tiết chuyện nước ngoài thì đọc báo Việt Nam, muốn biết chi tiết chuyện Việt Nam thì đọc báo nước ngoài.” Giờ thì bỗng dưng cảm thấy chính ở Cali tình trạng cũng gần gần như vậy. Báo tiếng Việt quận Cam “nhiệt tình” đăng chi tiết “Tính từ đầu năm đến nay, Sài Gòn có hơn 13,000 công ty tạm ngưng kinh doanh, trong lúc có gần 5,200 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể,” “Trong 11 tháng qua, cả nước có gần 93,500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.” Nhưng Cali có bao nhiêu businesses vừa và nhỏ phải đóng cửa, giải thể vì lệnh cấm túc? Không có con số thống kê chi tiết, cụ thể mà người ta chỉ đăng “tin tốt.” (Dùng chữ “tin tốt” thì lại nhớ tới Võ Văn Thưởng – Trưởng ban tuyên giáo trung ương Việt cộng ra chỉ thị báo chí trong nước chỉ nên đăng “tin tốt.” Ta nói chạy trốn cộng sản qua tới Mỹ rồi mà vẫn cứ bị bóng ma cộng sản theo “ám” mãi không thôi.)

“Tin tốt” là chương trình “OC Restaurant Outdoor Dining Grant Program” xuất ngân quỹ trao khoản tài trợ $1,000 cho mỗi một trong 1,000 nhà hàng đủ điều kiện thông qua tài trợ liên bang của đạo luật CARES. Tức là số tiền chi ra yểm trợ tổng số là 1 triệu dollars và gói gọn trong phạm vi 1,000 restaurants thôi, restaurant thứ 1,001 hay thứ 1,002 cũng không được. Chủ restaurants có thể dùng số tiền này mua sắm lều, bạt, máy sưởi indoor. Nhóm từ “đủ điều kiện” thì chúng ta phải hiểu là đáp ứng đủ về giấy phép, thời gian kinh doanh liên tục, diện tích nhà hàng, diện tích sân đủ rộng để dựng lều, bạt bên ngoài. Việc này đồng nghĩa với những restaurants, businesses nhỏ (có mặt tiền hẹp) đều phải đóng cửa vì không thể dựng lều bên ngoài được, mà bán “to go” thì khách chê hổng chịu mua. Rất nhiều restaurants hai bên đại lộ Bolsa, đại lộ Westminster (khu Little Sài Gòn) rơi vào tình trạng chật hẹp diện tích sân này. Người Việt có câu “Ðã nghèo còn thêm mạt” là đây.

Xem thêm:   Một chút cảm nhận

Theo bài “Mùa cúm 2019 ở Mỹ bắt đầu sớm nhất từ hơn 15 năm nay” trên tờ Người Việt (Dec 6, 2019) thì năm 2018 nước Mỹ có khoảng 49,000 cái chết liên quan tới cúm và 590,000 người phải vào bệnh viện. Năm 2017, có 61,000 người chết vì cúm và 810,000 người phải điều trị tại bệnh viện. Thời điểm Tháng Hai năm 2020, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố năm 2019 ước tính có khoảng 19 triệu người mắc cúm mùa, 180,000 người nhập viện và 10,000 người tử vong.

Tuy nhiên, cuối năm 2020 không thấy ai nhắc gì tới cúm mùa nữa, không có ai nhiễm cúm mùa, không có ai chết vì cúm mùa, cứ như cúm mùa đã biến mất khỏi nước Mỹ vậy.

Tôi cho rằng cúm mùa đã hiện diện ở nước Mỹ từ rất lâu rồi, gây chết nhiều người rồi nên Mỹ mới có vụ tiêm vaccin ngừa cúm mùa còn người dân ở Việt Nam thì không hề tiêm vaccin cúm mùa. Cúm mùa tới mùa Thu vẫn “tái xuất giang hồ” không có gì thay đổi, nhưng năm 2020 nó không được gọi tên là cúm mùa nữa, mà được “nhập bầy” luôn qua nhóm Covid-19. Thật sự cúm Covid-19 là có nhưng nó không ghê gớm như nỗi sợ hãi gieo rắc trong cư dân, cúm mùa hay cúm Covid-19 nó cũng như nhau mà thôi.

Xem thêm:   Tự do hay là Chết

Ðiều đó làm cho dân tình tức giận. Mọi năm thời điểm này cư dân Little Sài Gòn tưng bừng nhộp nhịp chợ Hoa Xuân và chợ đêm thì bây giờ không khí im lìm, vắng vẻ. Nhiều người lên Facbooke đăng hình bị, gậy và dòng chữ: “Tuần sau đóng cửa để đi ăn mày.” Bông trạng nguyên đỏ rực bày bán khắp nơi mà khách mua thì quá ít. Ai dự trữ thì dự trữ, ai không sợ không dự trữ. Hôm qua, tôi vào các tiệm tạp hóa nhỏ, chuỗi tiệm 99 cents, pharmacy Mỹ, Home Depot, Walmart, các chợ Việt (khu Little Sài Gòn) thấy nước rửa tay khô (hand sanitizer) chất đống ế hàng trên kệ, có luôn hàng Made in USA và Made in Canada, Made in VN, giá bán phải chăng (chai 500 ml/$2.99) mà không ai thèm mua. Còn khẩu trang Made in VN cũng thừa mứa. Khẩu trang, nước rửa tay Made in China cũng chất đống như núi không ai thèm ngó tới (gọi là “ế chảy nước,” “ế thiu nhớt.”)

Chúng tôi đi dạo nhiều nơi suốt buổi chiều, cuối cùng tấp vô một tiệm mì trên đường Bolsa. Tôi hỏi chị chủ tiệm: “Vô trong ngồi được không chị? Nếu không thì về chớ không ăn nữa.” Chị chủ quán nói “Ai cũng đòi vậy hết.” rồi kêu chúng tôi vô ngồi ở mấy bàn bên trong cho đỡ lạnh. Dân sợ mất thu nhập, sợ đóng cửa tiệm, sợ mất việc làm, sợ mất chỗ ở… hơn là sợ Covid, Cô viếc.

Người ta “bất tuân dân sự” bằng cách cứ mua bán, cứ tiếp khách trong tiệm như chưa từng có lệnh cấm. Tôi thì ngóng coi có ai tổ chức biểu tình ban đêm không để chạy ra coi.

TPT