Đây là “cuộc chiến” không phải giữa các nhà sản xuất vaccine, cũng không phải vaccine này chống vaccine kia, mà là “cuộc chiến” giữa những người “ủng hộ chích vaccine cúm Tàu” và những người “chống chích vaccine cúm Tàu.”

Bảo Huân

Ngày xưa, con người chưa biết gì về vi trùng, virus thì mỗi khi dịch bệnh họ đổ cho ma quỷ gây họa hoặc thần thánh trừng phạt vì lỗi của các bậc đế vương. Lịch sử loài người ghi nhận con người luôn luôn phải chống lại các loại thiên tai, bệnh dịch để tồn tại và phát triển. Và để phát triển thì ngành Y học ra đời từ giai đoạn đơn sơ tới khoa học hiện đại. Dịch bệnh lần đầu tiên được ghi nhận bắt nguồn từ vi khuẩn chớ không phải do lực lượng huyền bí là bệnh dịch hạch, làm chết 30 – 50 triệu người cho tới khi người tìm được vaccine chống lại nó.

Tôi không biết quý độc giả có ai còn nhớ tiểu thuyết Tình Yêu Thời Thổ Tả của nhà văn Gabriel Garcia Marquez hay không? Bối cảnh các nhân vật của tiểu thuyết đang sống là Colombia. Lúc này, khoa học chưa tìm ra cách chữa bệnh thổ tả (còn gọi là dịch tả, bệnh tả) và cũng chưa tìm ra vaccine phòng chống nên mọi người rất sợ hãi, coi như bệnh nan y. Hai nhân vật chính của tiểu thuyết đã không đủ sức vượt qua thành kiến xã hội, và để được ở bên nhau, họ cùng lên một chiếc tàu thủy có treo lá cờ vàng (dấu hiệu cho biết có người đang bị bệnh thổ tả.) Không ai dám cho chiếc tàu cập bến và cũng không ai dám xuống tàu, chiếc tàu cứ vậy mà lênh đênh ngược – xuôi trên dòng sông Magdalena. Truyện tới đây là hết, tác giả để ngỏ cái kết cho độc giả tự suy luận. Tiểu thuyết này sau đó được Hollywood dựng lại thành phim với tên “Love in the time of Cholera.” Nếu hai nhân vật chính sống vào thời đại của chúng ta ngày nay hẳn họ không cần “treo cờ vàng” và cũng không cần phải “lênh đênh” trên con tàu giả danh “bị thổ tả” để né đồng loại.

Xem thêm:   Rèn chữ

Thế kỷ 20 xuất hiện dịch viêm não Nhật Bản, bệnh bò điên Anh, phải tới khi khoa học tìm ra vaccine của hai loại bệnh này thì nỗi sợ hãi của dân chúng mới chấm dứt. Việc thế giới luôn xuất hiện một loại dịch bệnh mới và giới khoa học tìm ra thuốc chích ngừa không còn là điều lạ lẫm. Hàng năm CDC (The Centers for Disease Control) Hoa Kỳ đều công bố con số người nhiễm cúm mùa và số người qua đời vì bệnh này hơn 63 ngàn người (trừ người trên 65 tuổi bị liệt vô dạng qua đời vì lão hóa.) Cứ “đến hẹn lại lên,” mọi người lại đi chích ngừa cúm mùa, coi cúm mùa là bình thường mà chích vaccine cúm mùa cũng là bình thường. Tuy nhiên năm 2020 và 2021 không thấy họ công bố con số thống kê về bệnh cúm mùa.

Năm 2021 nảy sinh ra dịch cúm Tàu lại là nguyên nhân bùng nổ sự tranh cãi quyết liệt về chích hay không chích vaccine cúm Tàu. Thời gian gần đây, thông tin về “biến thể Omicron” làm cho nhiều người rất sợ hãi. Các trường học chưa kịp mở cửa đón học sinh trở lại trường hoàn toàn đã vội vàng đóng ập cửa lại. Nếu như hai năm trước, truyền thông đưa tin người nhiễm cúm mùa tràn ngập các bệnh viện, người ta phải dựng thêm phòng bệnh lưu động ngoài parking bệnh viện cho người bệnh nằm, thì bây giờ truyền thông đưa những tựa bài kiểu như “COVID-19 làm nhiều bệnh viện Orange County hết chỗ trong phòng cấp cứu,” coi như Covid-19 đã “đánh bay” cúm mùa ra khỏi các bệnh viện vậy.

Ðặc biệt, trong thời kỳ truyền thông online và mạng xã hội phát triển mạnh thì việc tranh cãi giữa quan điểm “ủng hộ chích vaccine” và “chống chích vaccine” càng trở nên quyết liệt, nảy lửa lẫn khôi hài vô cùng. Người ta sẵn sàng dùng những từ ngữ nặng nề để miệt thị nhau thậm tệ nhằm chê bai đối phương “thiếu hiểu biết” và bảo vệ quan điểm của mình. Mới đây, tin ngôi sao quần vợt số 1 thế giới Novak Djokovic bị chính phủ Úc cấm túc tại một khách sạn tồi tàn và có nguy cơ bị trục xuất không được dự giải vì Djokovic không chịu chích vaccine, Djokovic kiện lệnh cấm ra tòa, từ đó dư luận xã hội, truyền thông hình thành hai phe “ủng hộ Djokovic” và “ủng hộ lệnh cấm” tranh cãi quyết liệt không ai chịu nhường ai. Dân Úc cũng gây nên cuộc hỗn loạn khi đám đông ủng hộ Djokovic đứng bên ngoài văn phòng luật sư và hô khẩu hiệu “Trả tự do cho Novak,” (Free Novak.) Tôi dám cá với quý độc giả rằng những người trong đám đông ủng hộ này cũng không chịu chích vaccine ngừa cúm Tàu. Kết quả hiện nay Djokovic đã thắng kiện và được ở lại dự giải quần vợt Úc Mở Rộng (Australian Open.) Bộ Di trú Úc vẫn chưa chịu thua, phát ngôn viên của Bộ Di trú cho biết “bộ trưởng đang xem xét dùng quyền hạn của mình trong sự cho phép của Ðạo Luật Nhập Cư Úc để thu hồi visa của Djokovic một lần nữa.” Tuyên bố này có vẻ như Bộ Di trú muốn “lấy lại mặt mũi” hơn là vì chuyện chích hay không chích vaccine.

Xem thêm:   Cám ơn kỷ niệm nuôi em lớn

Người ủng hộ thì thỉnh thoảng đăng Facebook “Tôi có người bạn/ người quen không chích vaccine vừa mới qua đời (ngày.) Xin chia buồn cùng…” Người chống chích vaccine thì thỉnh thoảng đăng Facebook: “Tôi có người bạn/ người quen là bác sĩ đã chích vaccine 2 lần, vừa mới chết (ngày.)” Tôi thấy vậy mới vô comment rằng: “Từ khi phát sinh dịch cúm Tàu thì một năm rưỡi sau tôi mới chích mũi đầu tiên, trong thời gian đó tôi vẫn đi lung tung, đi biểu tình. Bây giờ tôi đã chích ngừa cúm Tàu 3 lần rồi, tôi cũng đi lung tung, nhưng tôi vẫn chưa chết. Tôi không biết tôi được miễn dịch tự nhiên hay là nhờ chích vaccine.” Người kia bèn trả lời rất mắc cười là: “Tại bà chưa tới số.” Hỏi lại: “Hóa ra chết hay không là do “số” chớ không phải do virus hay do vaccine? Vậy những người đã chết là tại họ “tới số” nên bắt buộc phải chết, không cúm Tàu thì cũng phải chết lý do khác?” thì người kia làm thinh không trả lời câu hỏi của tôi mà “đánh trống lảng” sang chuyện khác.

Vợ chồng em trai tôi ở quận 12 Sài Gòn mấy tháng trước đã nhiễm cúm Tàu, tự chữa ở nhà bằng cách “mua thuốc Tây bán trôi nổi” và đã khỏi bệnh, đi làm việc trở lại bình thường, cũng chưa hề chích vaccine gì hết. Cá nhân tôi cho rằng cúm Tàu cũng như cúm mùa mà thôi, và nó cũng “nguy hiểm” như các loại bệnh dịch khác thời con người chưa tìm ra vaccine chống lại chúng, sau khi có vaccine và con người thích nghi hơn với điều kiện sống nguy hiểm mới thì mọi việc sẽ bình thường. Cúm mùa hàng năm, người lớn tuổi và sức khỏe yếu sợ bị nhiễm nên chích thuốc ngừa, nhưng người khỏe mạnh họ không quan tâm tới chuyện có chích hay không. Vì vậy, ai muốn chích thì chích, không thích chích thì thôi, không cần phải ép, phải điều kiện này nọ. Ai thích chích cứ chích nếu họ cho rằng chích vaccine có hiệu quả bảo vệ bản thân. Mà đã đeo khẩu trang, đã giữ khoảng cách, đã chích rồi thì tại sao lại sợ người chưa chích lây bệnh? Ngộ ở chỗ trong cộng đồng người Việt, để bảo vệ quan điểm ủng hộ hay chống vaccine của mình, người ta sẵn sàng lôi ra một đống con số dài loằng ngoằng, hàng đống tên người, tên nhân vật tai to mặt bự đình đám, tên các tổ chức “nặng ký” để chứng minh lý lẽ của mình là đúng, sẵn sàng “đè bẹp” đối phương. Nhưng khi đâu đó có tổ chức sự kiện (events) miễn phí, vui vẻ thì cả hai phe đều tham dự “nhiệt tình” không hề sợ con virus.

Xem thêm:   Roma - La Mã

Trong khi chờ đợi chấm dứt dịch cúm Tàu thì mọi người vẫn tiếp tục tranh cãi như một cách “giải trí nhẹ nhàng” mùa dịch.

TPT