Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan. Ảnh: VOA Tiếng Việt

Trang MilitaryTimes đưa tin: Ngày 7/8/2019 Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan và nhóm tàu tác chiến ghé vào Bến Cảng Manila, Philippines, sau khi thực hiện cuộc tuần tra tại Biển Đông. Mục đích của Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan khi ghé đến Manila nhằm tăng cường “sự liên kết quân sự và cộng đồng” giữa Philippines và Hoa Kỳ. Hải Quân Hoa Kỳ đã chở một nhóm nhỏ các vị tướng Philippines và các nhà báo đến Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan, để xem các phi cơ chiến đấu cất cánh và đáp xuống sân tàu với những tiếng nổ sấm sét.

Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan sử dụng năng lượng nguyên tử lớp Nimitz, mang theo khoảng 70 phi cơ phản lực siêu thanh F/A 18, phi cơ dọ thám và trực thăng. Ngoài ra còn có các tàu tuần dương mang hỏa tiễn điều hướng lớp Ticonderoga, USS Chancellorsville (CG 62) và USS Antietam (CG 54). Các tàu tuần dương vũ trang giữ khoảng cách với Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan khoảng chừng một vài ki-lô-mét.

Trao đổi với các ký giả, Chuẩn Đô Đốc Karl Thomas nói rằng: “Châm ngôn của Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan là hòa bình nhờ sức mạnh.” Ông cũng cho biết sự hiện diện của Quân Đội Hoa Kỳ giúp bảo vệ an ninh và ổn định, thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia đối thủ đang có yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông.

Bến Cảng Manila, Philippines. Ảnh: en.wikipedia.org

Khi được hỏi trong lúc có sự căng thẳng giữa Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, và Philippines tại Biển Đông, Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan muốn gởi gấm thông điệp gì khi xuất hiện, Chuẩn Đô Đốc Karl Thomas cũng nói rằng: “Hoa Kỳ nghĩ các quốc gia nên tuân theo luật pháp quốc tế.”

Xem thêm:   Toàn Nobel y học... hụt

Nhiều thập niên qua, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei, đã có sự tranh chấp về lãnh thổ trong và ngoài vùng biển chiến lược, một tuyến đường hàng hải mà phần lớn các tàu thuyền thương mại của Châu Á và thế giới đi qua. Sự căng thẳng gia tăng khi Trung Quốc chuyển đổi bảy rạn san hô trong vùng biển đang tranh chấp thuộc Quần Đảo Trường Sa, thành các đảo của họ và sau đó gắn thiết bị phòng thủ hỏa tiễn, mở đường băng cho và nhà lưu giữ máy bay.

NGUỒN TIN: MILITARY TIMES