Nói tới bờ sông Seine ở Paris là người ta liên tưởng ngay đến những quầy sách tồn tại đã hàng trăm năm ở đây.

Những quầy bán sách cũ này đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người dân Paris và cả khách du lịch khi tới thăm thủ đô. Con đường dài ba km với những cuốn sách và tranh ảnh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Có tất cả 240 quầy bán sách cũ như vậy dọc bờ sông. Những quầy sách sử dụng những chiếc thùng tôn màu xanh để đựng sách và tranh ảnh khi đóng cửa hàng. Có tất cả 900 chiếc thùng được khóa lại mỗi khi hoàng hôn buông xuống.

Những quầy bán sách cũ trên bờ sông Seine kéo dài ba km và một số nơi khác ở Paris đều có giấy phép của chính phủ. Và chúng có lịch sử khá thú vị và lâu đời. Chúng đã xuất hiện từ thế kỷ 16. Thuật ngữ “bouquiniste” – với nghĩa là “người bán sách cũ” xuất hiện trong từ điển của Académie française năm 1789. Năm 1859, thành phố Paris đã cho phép các bouquinistes được bán tại các điểm cố định. Mỗi người có quyền sử dụng 10 mét rào chắn với mức phí hàng năm 26.35 F và phí để xin giấy phép là 25 F. …

Có lẽ đi dạo bờ sông và chọn một vài cuốn sách đã trở thành thú vui tao nhã của người dân Paris. Cả người bán và người mua đều rất thư thái, như tận hưởng giây phút hạnh phúc bên những cuốn sách họ yêu thích, trong khung cảnh lãng mạn bên bờ sông Seine.

Xem thêm:   Quán Anh Vũ một thời

Gần đây các “Quầy sách dọc bên bờ sông Seine” bỗng bị đe dọa. Chính quyền yêu cầu tháo dỡ các tủ sách và di dời đến nơi khác trong thời gian diễn ra Thế vận hội Paris 2024. Tình trạng này đã gây ra sự chỉ trích từ dư luận Pháp.

Các quầy sách ngoài trời dọc theo bờ sông Seine – photo Telmo Pinto / NurPhoto

Tin cho biết: Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024 sẽ được tổ chức bên ngoài sân vận động lần đầu tiên chưa từng có tiền lệ, sẽ thể hiện một màn trình diễn lớn trên sông Seine dài 6 km. Sở cảnh sát thành phố Paris ngày 25/7 đã gửi thư tới Hiệp hội văn hóa quầy sách cũ Paris, nêu rõ, để bảo đảm “các yếu tố an ninh” của lễ khai mạc Olympic Paris, bao gồm cả “nguy cơ khủng bố”, gần 60% quầy sách bên sông “cần phải” di chuyển đi nơi khác trong Thế vận hội Olympic.

Hơn 40 nhân sĩ trí thức Pháp, trong đó có nhiều cựu bộ trưởng, nhà nghiên cứu của các cơ quan học thuật quốc gia, cựu quan chức ngoại giao, viện sĩ Pháp, giáo sư, luật sư, v.v. đã cùng ký một lá thư gửi cho tờ Le Monde ngày 9/8, nêu rõ: “Làm thế nào để hiểu về quyết định tai hại này. Muốn những quầy sách lịch sử và nổi tiếng bên bờ sông Seine phải di dời, dỡ bỏ những chiếc hộp dễ vỡ của họ…để bảo đảm an toàn?” Bên cạnh đó, giới sách báo cũng  bắt đầu làm một bản kiến ​​nghị chung “bảo vệ những quầy sách bên bờ sông Seine”, và đã có hơn 76,000 người ký tên trong hai tuần qua. Nội dung xác nhận những quầy sách này “là di sản toàn cầu của nhân loại”…

Xem thêm:   Mèo Hello Kitty đi khắp thế giới

Ông Agné Hindry, một cư dân Paris, cho rằng: “Những quầy sách bên sông Seine không thể tách rời khỏi cuộc sống của người Paris. Ðóng cửa chúng là phá vỡ linh hồn của thành phố”. Còn bà Marié, một người đã trải qua gần như cả cuộc đời bên các quầy sách, cho rằng “việc di dời các quầy sách với Paris cũng giống như di dời tháp Eiffel vậy!”.

DH – Tổng hợp tin Internet