Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số mẹo vặt để giúp bạn bắt đầu chụp hình chân dung đúng cách theo dạng các câu hỏi và trả lời kèm theo.

Model: Nancy Nguyen. Photographer: Andy Nguyễn 

#1. Dùng ống kính nào

Hỏi (Q): Tôi nên dùng ống kính nào?

Đáp (A): Câu trả lời ngắn ở đây là nếu bạn muốn tâng bốc chủ thể của bạn, dùng một ống kính tele ngắn. Cỡ tiêu cự từ 85 tới 100mm thì tốt. Nếu bạn dùng một máy ảnh full frame thì thử dùng tiêu cự từ 135 tới 130mm.

Một ống kính telephoto sẽ giúp bạn nén phối cảnh lại, đẩy hậu cảnh ra khỏi vùng nét nếu bạn muốn vậy, và không làm méo mó mặt của người mẫu. Dùng một ống kính góc rộng không hẳn là một điều xấu, nhưng nó sẽ làm mặt của chủ thể nhìn sai tỷ lệ và như bị vặn vẹo. Thường thì không ai muốn điều đó.

#2. ISO

Q: Tôi nên chỉnh độ nhạy ISO bao nhiêu?

A: Ðiều chủ yếu là chúng ta nên giữ ISO càng thấp càng tốt để duy trì phẩm chất ảnh (cho khỏi bị quá nhiều hột trên hình). Nhưng tuy vậy, bạn cũng cần có một tốc độ cửa chập “đủ xài”.

Tôi đề nghị bạn bắt đầu ở ISO 400 và điều chỉnh nếu cần thiết. Tức là, nếu bạn chụp trong bóng cây, thiếu ánh sáng, hoặc trong nhà, bạn sẽ cần tăng ISO. Ðừng ngại dùng ISO 800 hoặc ngay cả 6400 nếu bạn cần. Nhưng nên nhớ rằng, bạn cũng có thể mở khẩu độ lớn hơn để lấy thêm ánh sáng vào ống kính.

Chụp hình chân dung ban đêm với ISO 6400. Model: Jenny Lan Nguyễn. Photographer: Andy Nguyễn

#3. Aperture

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Q: Tôi nên dùng khẩu độ bao nhiêu?

A: Aperture là chìa khóa dẫn đến cái nhìn của hình chân dung. Một khẩu độ lớn tạo ra một chiều sâu trường ảnh cạn để giữ chủ thể của bạn sắc nét trong khi làm mờ hậu cảnh, để nó không làm rối hình của bạn. Khẩu độ nào tạo ra kết quả này lệ thuộc một phần nào vào tiêu cự của ống kính của bạn. Nói chung, nếu bạn đang chụp hình với một ống kính không phải thuộc loại tele cực dài, bạn cần dùng khẩu độ f/5.6 hoặc lớn hơn. Trong thực tế, có lẽ bạn sẽ muốn dùng f/2.8 hoặc f/1.8 để cực đại hóa mức độ mờ của hậu cảnh.

Tấm hình bên dưới được chụp ở khẩu độ f/5.6 với ống kính 50mm trên thân máy crop sensor. Trong khi phần hậu cảnh bắt đầu mờ đi, nó vẫn chưa phân biệt lắm.

Hình chân dung tự chụp để so sánh giữa hai khẩu độ khác nhau. Hình này được chụp ở khẩu độ f/5.6, với những chi tiết phía sau vẫn còn tương đối rõ. Photographer: Andy Nguyễn

Mặt khác, tấm hình kế tiếp được chụp với cùng ống kính và máy ảnh, nhưng ở khẩu độ f/1.8. Ðây là cái nhìn chúng ta muốn có!

Tự chụp với cùng ống kính (50mm) ở khẩu độ f/1.8. Những chi tiết phía sau bị ống kính làm mờ hẳn và chủ thể (tôi) nổi bật hơn nhiều. Photographer: Andy Nguyễn

Khẩu độ chính xác do bạn chọn sẽ lệ thuộc vào ống kính, máy ảnh của bạn, và khoảng cách từ chủ thể. Hình của bạn sẽ nhiều lần sắc bén hơn nếu bạn dùng một khẩu độ một hoặc hai f-stop nhỏ hơn khẩu độ tối đa của ống kính, thí dụ nếu ống kính của bạn mở được tới f/1.8, thì dùng khẩu độ khoảng f/2.8 hoặc f/3.5 sẽ tốt nhất. Phương pháp này cũng cho bạn thêm một chút chiều sâu trường ảnh và làm cho việc lấy nét dễ dàng hơn.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

#4. Shutter Speed

Q: Tôi nên dùng tốc độ bao nhiêu?

A: Tốc độ cửa chập không trọng yếu lắm cho hình chân dung, miễn sao đủ nhanh để hình khỏi bị mờ vì sự rung chuyển của máy ảnh hoặc của chủ thể. Trong hầu hết những trường hợp, bất cứ tốc độ nào nhanh hơn 1/100 cũng đủ. Nếu bạn chụp một chủ thể đang nhảy múa hoặc làm một hành động rất nhanh, thì tốc độ 1/500 là mức tối thiểu.

Tôi đề nghị bạn dùng mode Aperture Priority và dùng exposure compensation để tránh tốc độ cửa chập bị xuống quá thấp.

#5. Dùng chân máy tripod

Q: Tôi có nên dùng chân máy hay không?

A: Nhiều photographers cảm thấy chân máy giới hạn sự sáng tạo của họ, và cồng kềnh và quấy rầy họ. Nếu những điều này cũng đúng đối với bạn – tôi sẽ cho bạn biết hai lý do tại sao tôi đề nghị điều này, rồi bạn có thể tự quyết định.

Trước tiên, dùng chân máy sẽ bắt buộc bạn từ từ lại.

Ðây là một điều tốt!

Bỏ ra thời gian để kiểm soát tất cả settings của bạn, phân tích ánh sáng, và chụp thử một tấm. Tin tưởng tôi đi – bạn sẽ có kết quả tốt hơn khi bạn từ từ và suy nghĩ, trước khi bấm nút chụp.

Thứ nhì, bạn có thể bước tới trước ống kính và tiếp cận tận mặt với người mẫu của bạn.

Nếu bạn muốn có những biểu lộ nét mặt tốt nhất và tạo cơ hội cho người mẫu làm “quen” với người chụp – những điều này hơi khó thực hiện khi họ không thể nhìn thấy mặt bạn.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Nếu bạn áp dụng những mẹo vặt này với nhiếp ảnh chân dung của bạn, bạn sẽ thấy một mức tiến triển rõ rệt. Không những chỉ trong những phẩm chất kỹ thuật, nhưng cũng trong sự thành công tổng quát của ảnh chân dung luôn. Chúc các bạn thành công!

AN
Breslau, Canada