Trong thời gian cả thế giới đang chạy đua thử nghiệm thuốc chủng ngừa COVID-19, cũng nên tìm biết đôi điều về vaccine.
2 KỲ – KỲ 2
- Vaccine cứu mạng người
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2000 đến 2014 các ca tử vong do bệnh sởi đã giảm 79% vì vaccine đã phổ biến toàn cầu.
CDC ước tính rằng trong suốt cuộc đời của trẻ em sinh từ năm 1994 đến 2013, vaccine sởi sẽ ngăn ngừa 21 triệu ca nhập viện và 732,000 ca tử vong.
Từ 1963 đến 2015 tại Hoa Kỳ, vaccine đã ngăn chặn 200 triệu ca bệnh bại liệt, sởi, quai bị, ban đào (rubella), thủy đậu (varicella), adenovirus, bệnh dại và viêm gan A.
- Không có hai loại vaccine giống nhau
Đó là vì không có hai loại virus giống nhau, mà một số loại cần nhiều hơn một liều mới tạo ra phản ứng miễn dịch. Chẳng hạn, một mũi vaccine sởi có hiệu quả 93%, nhưng vaccine MMRV (measles, mumps, rubella, varicella) thì một liều duy nhất không đủ hiệu nghiệm nên cần tới hai.
Bệnh uốn ván cũng đòi hỏi mấy mũi chích và sau mỗi 10 năm phải chích tăng cường.
Chích ngừa cúm liên tục chỉ có hiệu quả 50%, vì cúm biến đổi hàng năm, thường không thể đoán trước.
- Không có bằng chứng vaccine gây ra bệnh tự kỷ
Nhiều nhà khoa học cho rằng cần nghiên cứu vấn đề nghiêm trọng này.
Tuy nhiên, trong số 18 nghiên cứu về bệnh sởi, quai bị và rubella được thực hiện trên hàng trăm ngàn trẻ em ở bảy quốc gia trên ba lục địa, không có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa vaccine và bệnh tự kỷ. Đây cũng là kết luận của Tổ chức Khoa học Tự kỷ (Autism Science Foundation).
- Nhiều căn bệnh mà vaccine được chế tạo cho tất cả chúng ta, rồi bị lãng quên.
Đó là: bại liệt, uốn ván, viêm gan A và B, ban đào (rubella), quai bị, ho gà, rotavirus (viêm bao tử và ruột cấp tính), đậu mùa, sởi, v.v.
Vaccine cũng tiết kiệm tiền: CDC ước tính rằng chỉ nguyên vaccine phòng bệnh sởi đã tiết kiệm được 295 tỷ đô la chi phí nằm bệnh viện và gần 1.4 ngàn tỷ đô la chi phí xã hội trong khoảng thời gian 15 năm.
- Tiền thường ảnh hưởng đến việc vaccine nào được chế tạo (và loại nào không)
Có sự bất bình đẳng trong nghiên cứu vaccine. Các nhà sản xuất vaccine vụ lợi sẽ không có xu hướng đầu tư nếu vaccine không ảnh hưởng đến dân số giàu có, thu nhập cao.
Suốt hai thập niên, Trung tâm Nghiên cứu vaccine tại Bệnh viện Trẻ em ở Texas đã phát triển vaccine ngừa giun móc (hookworm) và sán máng (schistosomiasis), hai bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Nhưng thiếu kinh phí để thử nghiệm tại bệnh viện nên họ đành bó tay. Vì bệnh ảnh hưởng đến người sống trong các cộng đồng nghèo và không được quan tâm; do đó, vaccine có ít hoặc không có tiềm năng thương mại.