Chắc bạn đã biết về khoảng cách 6 feet mỗi cá nhân phải giữ xa với người khác để giúp ngừa lây truyền virus Vũ Hán. Nhưng tại sao có quy định về khoảng cách đó, và nó có từng thay đổi theo với thời gian?

WHO từ lâu đề nghị khoảng cách này ít nhất là 3 feet (1m), trong khi mới đây, tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ nói nên cách xa nhau trên 27 feet (8.2 m) để tránh lây bệnh cho người khác.

Khoảng cách 3 feet mà WHO đề nghị phát xuất từ công trình trong thập niên 1930 của William Wells, một nhà nghiên cứu về bệnh lao ở ĐH Harvard. Ông thấy các giọt lỏng (droplets) – có chất nhầy và đờm – rơi xuống trong khoảng 3 feet từ miệng người ho.

Khuyến cáo giãn cách 3 feet đó vẫn giữ nguyên, kéo dài cả gần một thế kỷ. Những trận dịch như cúm, SARS, and MERS, cũng lây lan qua các giọt lỏng, nên chính quyền thấy không cần thiết phải sửa đổi khoảng cách này.

Tuy nhiên, trong đại dịch SARS năm 2003, các nhà khoa học thấy rằng khoảng cách 3 feet là không đủ, khi có những bằng chứng là các giọt lỏng chứa virus có thể đi từ người nọ tới người kia trong khoảng 6 feet.

Nay thì có những lý do cho thấy 6 feet cũng không đủ. Vì virus Vũ Hán không chỉ lây truyền qua những giọt lỏng mà còn qua những hạt nhỏ hơn gọi là aerosols. Giọt lỏng nặng có thể rơi xuống đất nhưng aerosols  bốc hơi trong không khí và lơ lửng ở đó, tạo cơ hội lây truyền xa hơn khi người ta hít thở, nuốt, chạm phải (và đưa lên mặt).

Xem thêm:   Giải trí cho người lớn tuổi

Có thể rằng Covid-19 cũng lan truyền qua không khí, như các bệnh sởi, cảm lạnh, thủy đậu… Người có bệnh khi nói, khi hát cũng đưa vào không khí vô số mầm bệnh.

Một nghiên cứu khác cho thấy khi người ta ho và hắt hơi mạnh, các giọt lỏng và aerosols có thể đi xa từ 23 đến 27 feet.

Cho đến nay, các hướng dẫn đều giữ nguyên khoảng cách 6 feet. Bạn nên giữ khoảng cách đó với người khác khi đi bộ ngoài trời, nhưng nếu ngồi nói chuyện với ai đó trong phòng khách chẳng hạn thì nên giữ khoảng cách xa hơn nếu có thể được.

qz.com

TM