(tiếp theo)

6. Bớt thời gian ngồi – Người ngồi nhiều giờ trong ngày có nguy cơ tăng 24% bệnh ung thư ruột già và tăng 32% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung so với người ngồi ít. Ngay cả đối với những người hoạt động, việc chỉ tập thể dục thôi thì cũng không đủ để bù với nguy cơ ngồi quá nhiều.

7. Xét nghiệm viêm gan C – Viêm gan C được báo cáo là bệnh do máu làm lây nhiễm thường thấy nhất tại Mỹ. Nhưng người mắc bệnh thường không biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Vì một lý do chưa rõ, thế hệ baby boomer có nguy cơ bị virus này gấp 5 lần những người lớn tuổi khác. Nếu bạn sinh trong khoảng từ 1945-1965 thì điều quan trọng là nên xin xét nghiệm.

8. Ngưng rượu – Alcohol được xếp vào loại chất gây ung thư và có thể gây ra tới ít nhất 7 loại ung thư. Một số nhà nghiên cứu nói có thể uống rượu với lượng vừa phải, nhưng thực ra lượng uống bao nhiêu cũng đều không an toàn.

9. Hỏi xem có cần CT scan – CT scan là phương tiện quan trọng để tìm bệnh, nhưng nhiều khi bị lạm dụng. Mỗi luồng phóng xạ có thể làm hư hại DNA và gây ra bướu sau này. Gần 2% các bệnh ung thư trong tương lai là do CT scan. Mỗi khi bác sĩ đề nghị CT scan, hãy hỏi lại xem có phương pháp chụp hình nào khác mà không dùng tới phóng xạ, như MRI hoặc ultrasound chẳng hạn.

Xem thêm:   Đau nhức - đau lưng

10. Dùng hộp đựng bằng thuỷ tinh để chứa và hâm nóng thực phẩm – Nhiều dụng cụ chứa đựng bằng plastic có các hoá chất dễ gây ung thư. BPA được chú ý nhiều nhất, nhưng một số sản phẩm không có BPA lại chứa hoá chất BPS cũng độc hại không kém.

11. Chủng ngừa HPV – Thuốc chủng này ngừa được 6 loại ung thư HPV. Ban đầu chỉ dành cho người trẻ, nhưng gần đây FDA đã chuẩn thuận cho dùng với người dưới 45 tuổi.

12. Đừng cậy ở vitamin D – Trước đây, nghiên cứu cho thấy mức độ vitamin D thấp thì dễ bị ung thư; nhưng thử nghiệm gần đây cho biết vitamin D không giúp ngăn ngừa được ung thư (nhưng nó vẫn quan trọng để giúp cho khỏe xương).