3 vùng cơ thể thường hay bị đau nhức là lưng, cổ và đầu gối. Trước khi gặp bác sĩ để điều trị những cơn đau dữ dội hoặc kéo dài, hãy thử một số biện pháp sau đây để giảm bớt cảm giác khó chịu.

NHIỀU KỲ – KỲ 2

Đau cổ

Nguyên nhân

Có thể bạn đã ngủ ở một tư thế không bình thường hay trên một chiếc giường lạ, hoặc cuộc sống đang cực kỳ căng thẳng. Hoặc bạn nghiêng người về phía màn hình máy tính gần như suốt ngày, hay đã ngồi chỉ một tư thế trên xe hơi trong chuyến đi dài. Bất cứ điều nào trong số đó có thể gây căng cứng bắp thịt hoặc gây áp lực lên dây thần kinh ở cổ.

Một số cơn đau cổ xảy ra do những biến đổi thoái hóa (degenerative changes). Khi chúng ta già đi, sự liên kết của các đốt sống có thể thay đổi và điều đó có thể tạo ra áp lực lên các dây thần kinh cột sống. Và tất nhiên, bất kỳ loại chấn thương nào liên quan đến đầu, dù là do té ngã hay do tai nạn xe hơi, đều có thể gây đau cổ.

Cách giảm đau

Nếu cơn đau dữ dội và/hoặc lan sang các bộ phận cơ thể khác, hãy nói chuyện với bác sĩ. Đối với cơn đau cục bộ (chỉ một nơi), thoáng qua, những lời khuyên sau đây có thể giúp ích:

Xem thêm:   Nursing Home - Viện dưỡng lão

Dùng một loại thuốc không cần toa

Giống như chứng đau lưng, việc giảm viêm ở vùng này có thể làm giảm cơn đau, vậy hãy thử dùng loại NSAID như ibuprofen hoặc naproxen.

Thử liệu pháp xoa bóp

Một loạt các buổi tập với chuyên gia trị liệu xoa bóp có thể làm giảm đáng kể chứng đau cổ. Kết quả tốt nhất là khi có thể thực hiện các buổi tập 60 phút hai hoặc ba lần một tuần – nhưng ngay cả các buổi tập một lần một tuần cũng giúp giảm đau.

Dùng thuốc giãn cơ (muscle relaxers)

Đôi khi các loại thuốc kê đơn, chỉ dùng một đợt ngắn, cũng có thể hữu ích, tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe cá nhân của bạn và mức độ đau dữ dội.

Thư giãn

Nghỉ ngơi và thư giãn có thể làm mềm các bắp thịt căng cứng đó. Bạn cũng nên thử các bài tập thở, hoặc thiền, để giảm căng thẳng (stress) có thể đã góp phần gây ra tình trạng này.