Có thể là do ngồi quá nhiều – nhưng đã có giải pháp để giảm bớt tình trạng đau nhức.

Ngồi quá lâu có thể gây ra cơn đau ở cổ, lưng và vai. Một số lý do: Chúng ta không hoạt động khi ngồi, nên tim không phải bơm mạnh để lưu thông máu; điều này có thể gây ra sự tích tụ axit lactic trong cơ, gây ra đau nhức và cứng khớp. Ngoài ra, khó có thể giữ phần trên cơ thể thẳng đứng trong thời gian dài, nên ta có xu hướng cúi xuống, gây áp lực lên các đĩa đệm giữa các đốt sống, tạo ra đau nhức.

Ngoài ra, tư thế nghiêng người để quan sát kỹ hơn làm chúng ta thường ngẩng cao đầu nhìn màn hình, làm căng dây chằng và cơ ở cổ, ở lưng trên.

Nếu không thể tránh khỏi cảnh ngồi làm việc kéo dài, thì những cách đơn giản sau đây có thể giúp giảm bớt cơn đau.

PHÒNG NGỪA

Làm theo quy tắc 90

Cách ngồi thích hợp có thể giúp giảm đau – liên quan đến góc 90 độ. Ngồi với cả hai bàn chân không đung đưa; đầu gối, hông, khuỷu tay uốn cong 90 độ. Màn hình phải ngang tầm mắt và đủ gần để nhìn thấy mà không phải nghiêng người ra phía trước. Nếu có thể, nên đặt bàn phím ngang tầm đùi để vai được thư giãn. Gối hỗ trợ thắt lưng hoặc đệm ngồi có thể làm giảm đau thắt lưng.

Xem thêm:   Đột quỵ

Nghỉ giải lao

Nếu vì công việc phải ngồi cả ngày, hãy di chuyển ít nhất mỗi giờ một lần. Kết hợp các cử động nhỏ, chẳng hạn như đi bộ chậm khi nghe điện thoại hoặc kiếm con đường dài hơn để vào phòng vệ sinh.

CHỮA TRỊ

Loại bỏ bằng mồ hôi

Tập thể dục nhịp điệu giúp giảm đau bằng cách tăng cường cơ bắp và lưu thông máu. Công việc hàng tuần phải bao gồm thể dục, như đi dạo trước và sau khi làm việc.

Dùng thuốc

NSAID (thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil), hoặc naproxen (Aleve) chống tình trạng viêm gây ra đau nhức nhưng không tốt nếu dùng hằng ngày, vì vậy nếu không hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn khác, như vật lý trị liệu.

Gặp chuyên gia

Nếu cơn đau nhức trở nên thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ hoặc xảy ra với các triệu chứng khác như đau cánh tay hoặc mông (có thể báo hiệu dây thần kinh bị chèn ép), hãy đi khám bác sĩ để xem có cần chuyên gia vật lý trị liệu hoặc chỉnh hình hay không.