Khi khám bệnh tại phòng mạch bác sĩ, bạn thường được rút máu để thử, nếu nằm nhà thương thì chuyện này gần như xảy ra hàng ngày.
Thử máu có thể cho thấy nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn. Nhưng có nên thử hay không (và tần suất như thế nào) tùy thuộc vào sức khỏe và tiền sử bệnh của bạn; thử nhiều hơn không phải là luôn luôn tốt hơn. Dưới đây là những điều cần biết về 3 loại thử máu mà mọi người nên thực hiện và 3 loại khác bạn có thể muốn xem xét.
HAI KỲ – KỲ 1
Complete Blood Count
Complete blood count (CBC) đo các tế bào hồng cầu (red blood cells), bạch cầu (white blood cells), và tiểu cầu (platelets). Nó có thể giúp xác định các bệnh nhiễm trùng, các tình trạng như thiếu máu và cả ung thư máu. Ngoài ra, nó cũng xem xét chức năng thận và gan, chức năng tuyến giáp (thyroid) và các chất điện giải như potassium, sodium, và calcium.
CÓ NÊN THỬ THƯỜNG THƯỜNG XUYÊN?
Cũng còn tùy. Nếu bạn có sức khỏe tốt thì 2 đến 3 năm một lần là được. Nhưng nếu bạn mắc một bệnh như bệnh thận cần được theo dõi chặt chẽ hơn, hoặc nếu bạn đang dùng một số loại thuốc, như thuốc theo toa điều trị huyết áp hoặc cholesterol, thì nên thử hàng năm.
Metabolic Panel
Một thử nghiệm cơ bản (basic metabolic panel) được sử dụng để đánh giá mức độ đường huyết (glucose) và có thể screen để tìm bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, cũng như chức năng phổi và thận. Một thử nghiệm toàn diện (comprehensive panel) bao gồm tất cả những điều trên cùng với 6 thử nghiệm khác nhau về chức năng gan. Cả hai đều đo chất điện giải và thường đòi hỏi phải nhịn ăn trước khi thử.
CÓ NÊN THỬ THƯỜNG THƯỜNG XUYÊN?
The U.S. Preventive Services Task Force khuyên nên thử 3 năm một lần đối với người lớn mập phì hoặc dư cân nhưng có mức đường huyết bình thường. Một số chuyên gia khác khuyên thử cho tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên.