Lễ Tết, tiệc tùng tân niên thì có thể là những bộ đầm bling-bling, rượu sâm-panh, chộn rộn nhưng cũng có thể là bữa tiệc thư thái ấm cúng với nhạc nền êm dịu. Ðôi khi là chỉ ghé thăm ai đó với vài lời chúc, còn lại là những bữa tiệc rôm rả đầm ấm hay xã giao – cũng là một dịp để nàng có chút ăn diện, giao tiếp và ghi điểm trong cách cư xử nhã nhặn.

Có nàng khi nhận lời mời nhập tiệc thì còn kéo thêm vài bà bạn tới cho dzui. Cái kiểu ngộ nhận bữa tiệc nào cũng là “plus-1” đi kèm người yêu, hay bà bạn, con cái… thì dễ bị điểm trừ bởi cách cư xử.  Dù tiệc đông vui nhưng chỉ nên  kèm thêm người phối ngẫu thôi. Vài lời hỏi trước sẽ tránh sự bất ngờ nếu nàng muốn kéo thêm mấy người bạn mới ghé chơi cùng – bởi không hẳn lúc nào chủ nhà cũng vui vẻ khi  khách lôi thêm vài bà bạn tới cho rôm rả đâu. Tiệc càng mang tính thân mật thì càng tránh đi tay không. Không hẳn là thiếu tao nhã, nhưng nếu nàng cầm theo một chai rượu nhẹ, bó bông hay các món tráng miệng thì sẽ ý tứ, tao nhã hơn. Chẳng quan trọng là phải sang hay đắt tiền. Gặp gỡ, chào hỏi chủ tiệc, trao đổi vài câu thâm tình, lời khen ý nhị về cách bài trí tiệc ấm cúng… và tránh chiếm nhiều thời giờ tiếp khách của gia chủ.

Bảo Huân

Cứ tiệc là phải diện thật đẹp, thật nổi?  Cái lỗi dễ mắc phải của đàn bà là ham diện. Nên có chút ý tứ hiểu ngầm tùy nơi tùy chốn, diện sao cho phù hợp. Không gian tiệc xã giao nhộn nhịp rôm rả thì hẳn khác không khí ấm cúng thân tình tại gia. Nàng cũng cần khoảnh khắc bừng sáng nhã nhặn và không quá xuề xòa, nhưng ăn diện thái quá thì dễ lạc điệu, kém duyên.

Xem thêm:   Nghiện

Nhấp vài ngụm vang, lót dạ nhẹ bằng “finger food” khai vị rồi tận hưởng cái không khí lễ lạt, trò chuyện hàn huyên thay vì để cái dạ dày rỗng dễ bị knock-down trước khi nhập tiệc chính. Ăn tiệc, chứ chẳng phải chạy show, nên qua cao trào mà bye-bye liền thì hơi kỳ. Có bận bịu tiệc nơi khác thì cũng nán lại chút và nói lời cảm ơn chứ đừng “ghosting” biến mất. Nàng cũng chẳng muốn thuộc về nhóm khách lục tục cuối cùng khi mọi thứ hạ màn.