“Người Samaritan nhân lành” hay “Người Samaritan nhân đức” là dụ ngôn ghi trong Phúc Âm Luke (Luca). Có một người đi từ thành Jerusalem đến thành Jericho… chẳng may bị cướp trấn lột và đánh đập gây thương tích bỏ nằm bên đường. Lúc ấy có hai người thuộc chức sắc chính thống -một thầy tế lễ và một người của thành Levite đi ngang qua nhìn thấy nhưng bỏ lơ. Một người khác là dân xứ Samaria vốn bị khinh miệt xem như dân bội giáo, đến gần thấy nạn nhân thì động lòng thương liền lấy dầu và rượu xức vết thương, băng bó lại, rồi đỡ nạn nhân lên con vật của mình và đưa đến quán trọ để săn sóc. Ngày hôm sau, ông đưa tiền cho chủ quán và nói: ‘Hãy săn sóc người này, nếu tốn hơn nữa, khi trở về tôi sẽ hoàn lại.’ Từ đó, cụm từ “người Samaritan” để chỉ người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng ra tay giúp đỡ những người khốn khó mà không chút ngại ngần. Dụ ngôn còn biểu hiện tinh thần chống phân biệt chủng tộc của Chúa Jesus và lòng thương người vượt qua định kiến xã hội. Hôm nay trong khi chờ đón Giáng Sinh mời các bạn tưởng nghĩ tới người Samaritan năm xưa và đọc lại câu chuyện sau đây. NS

Cha mẹ tôi ly dị nhau năm 1963 khi tôi vừa 11 tuổi. Một năm sau, cha tôi cắt đứt mọi trợ cấp cho ba người em gái của tôi và tôi. Mẹ tôi bơ vơ giữa đời, cố gắng làm lụng để nuôi gia đình gồm toàn con gái, một trong những người con đó lại bị chứng chậm phát triển.

Xem thêm:   Thằng nhỏ người Nhật

Thời gian lúc ấy chồng chất những thử thách. Tôi còn nh những cú điện thoại gọi đến đòi trả tiền bills, tiếng mẹ tôi khóc vào lúc đêm khuya, và những bữa tối trong nhà chỉ còn ít bột hòa nước lã làm ít cái bánh nướng để ăn qua đêm. Tuy thế hồi ức nổi bật nhất trong tôi là bài học tôi nhận được về lòng tử tế và sẻ chia giữa người và người.

Quả tình lúc bấy giờ để nuôi sống gia đình, ban ngày mẹ làm cho một tờ báo địa phương, ngoài ra nhiều đêm phải đi bán quần áo phụ nữ ở những buổi tiệc tổ chức trong các gia đình. Một đêm mẹ tôi lái xe về khuya, dừng ở ngã tư đèn đỏ. Mệt mỏi sau ngày làm việc, mẹ không chú ý tới chiếc xe đang phóng tới hết tốc lực đàng sau bà. Tên lái xe không để ý tới đèn giao thông, đâm nguyên chiếc xe của hắn vào sau xe mẹ với đà phóng 60 miles một giờ.

Ðêm ấy có lẽ sự mệt mỏi đã cứu sống mẹ. Cơ thể tê mỏi của mẹ bị phóng ngược ra băng sau. Chiếc xe mẹ bị bẹp gí thun lại như cây đàn accordion (đàn phong cầm). Lạ lùng thay, mẹ sống sót chỉ bị những vết bầm và vết sưng, có lẽ đống quần áo đem đi bán đã che cho mẹ. Còn cái xe thì hư hại hoàn toàn, người lái xe là một anh chàng trẻ tuổi không có bảo hiểm. Tôi còn nhớ mãi nét mặt âu lo của mẹ tôi khi bà không biết làm sao có tiền để mua chiếc xe khác.

Xem thêm:   Triển Lãm Nhiếp Ảnh Lê Văn Khoa

Ngày hôm sau tôi nhìn thấy những người láng giềng của tôi, gia đình Claytons, từ trên ngọn đồi phía nhà họ đi xuống. Họ đưa cho mẹ tôi một phong bì bên trong có 500 đồng. Tôi nhớ thái độ tự trọng của mẹ tôi khi bà từ chối số tiền mà bà biết sẽ không có cách nào trả được. Ông Clayton mỉm cười trước sự khẳng khái của mẹ  và đưa ra một lời khích lệ đầy thuyết phục: “Chị khỏi quan tâm tới việc hoàn lại tiền. Khi hoàn cảnh khá hơn, chị hãy giúp đỡ những người thiếu thốn. Như vậy là đủ rồi.”

Mẹ tôi ghi nhớ nằm lòng lời khuyên của ông ấy. Sau đó một năm, một hôm mẹ phải đáp một chuyến xe buýt để đến thành phố lân cận nơi bà lấy quảng cáo cho một tờ báo địa phương, lúc trở về bước qua cổng vào nhà bà thấy sau lưng mình có một thiếu phụ bồng đứa con đang khóc chạy theo. Mẹ liền dẫn họ vào sau bếp, làm cho họ một hai món ăn tối.

Thắm Nguyễn

Khi đêm đã vào sâu, người thiếu phụ kể cho mẹ nghe câu chuyện đời chị. Chị lấy phải người chồng ích kỷ vũ phu, không thể nào chịu đựng nổi, chị phải bỏ đi mang theo đứa con nhỏ và chút ít đồ dùng. Rời nhà chị chỉ có đủ tiền đi xe buýt đến thành phố này. Khi gặp mẹ trên xe buýt chị biết ngay phải làm gì.

Xem thêm:   Bộ sưu tập Báo Chánh Pháp

Ðêm ấy mẹ dọn cho mẹ con chị một chỗ ngủ đơn giản trên ghế sofa ở phòng khách. Sáng hôm sau mẹ rút ví lấy một số tiền trao cho chị ấy mua vé xe buýt về tới thành phố quê chị. Tôi biết đó là số tiền ít ỏi mẹ có, tuy nhiên nhìn nét mặt mẹ tôi thấy vẻ tươi vui khi mẹ trao tiền cho người thiếu phụ. Chị liền gọi về cho mẹ báo tin chị đang về nhà.

Từng năm từng năm qua, mẹ và gia đình chị em chúng tôi vẫn trong hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên lúc này lúc khác mẹ vẫn thường xuyên giúp đỡ những người gặp cảnh cơ cầu, có khi bằng tiền bạc hay hình thức này hình thức khác.

Thời gian trôi, cũng đã mấy thập niên rồi kể từ ngày ông hàng xóm trên đồi đi xuống mang theo món quà cho gia đình chúng tôi. Hiện tại tôi vẫn cố gắng theo gương ông và mẹ tôi giúp đỡ người này người khác.Tôi cũng hy vọng là các con chúng tôi đến lượt chúng sẽ học lấy bài học mà tôi đã học được nhiều năm trước từ một người láng giềng và ngay chính mẹ tôi. Tôi hy vọng các con sẽ thấy được rằng ngay trong hoàn cảnh eo hẹp, những việc tốt lành ta làm được cho người cũng đem đến những an ủi và đổi thay.

NS

(theo Jeannie Lancaster-Chicken Soup for The Soul)