Cây sequoia là loại cây nổi tiếng ở Mỹ. Nó cực kỳ to lớn, sống cả mấy ngàn năm.

Có cả một công viên dành cho cây sequoia.

Sequoia National Park là công viên quốc gia của nước Mỹ nằm về phía nam vùng Sierra Nevada và phía đông của Visalia, California. Công viên được xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 1890, nổi tiếng nhờ những cây sequoia khổng lồ, trong đó có cây General Sherman là loại cây lớn nhất trên mặt đất này. NS

Nhà văn Phạm Quốc Bảo trong truyện ngắn có tựa đề Ði Tua kể lại chuyến đi tua của một số du khách tới khu Wawona Mariposa vùng phía nam của công viên quốc gia Yosemite, để được chiêm ngưỡng rừng cây sequoia, một thứ đại cổ thụ sống hàng ngàn năm nổi tiếng thế giới, nằm về phía đông và Bắc California.

Theo ghi nhận của Phạm Quốc Bảo, cây sequoia có hiện tượng lạ là khi sống tới độ tuổi từ ngoài một ngàn năm trở lên, tự nhiên ruột cây có thể bị cháy đen từ gốc ngược lên dần dần cho đến khi cây chết đổ sụp xuống, như một hình thức tự hủy. Cây có thể đâm nhiều nhánh cành to bằng thân chính. Lỗ hổng của thân cây cháy mục đủ để làm thành một con đường xuyên qua rộng từ hai đến bốn mét.

Ðọc tới đây, tự nhiên trong lòng gã làm thơ này chợt dâng lên một niềm ngưỡng mộ trước cái chết của cây sequoia hơn ngàn tuổi kia. Một cái chết thật hùng vĩ, thật đẹp. Rồi Nguyễn nghĩ tới cái chết của một vĩ nhân khi tới cuối đời. Văn hào Leo Tolstoy của nước Nga, lúc cuối đời đã bỏ nhà ra đi. Ông để lại đàng sau điền trang Yasnaya Polyana, vợ con và toàn bộ sự nghiệp, đi tới nhà ga Astapovo và chết trong cô đơn. Cũng như cây sequoia kia vậy.

Xem thêm:   Trở về thế giới tuổi thơ

Và … Câu chuyện kể kết thúc bằng cảnh các du khách xúm lại quanh một cây sequoia đổ, đất bám quanh cụm rễ còn đỏ tươi, mấy người lính gác rừng (rangers) đang chỉ trỏ bàn luận.

Thắm Nguyễn

Riêng một ranger khác đứng sát bên thân cây đổ, nước mắt tuôn trên má và óng ánh quanh bộ râu màu vàng hoe của ông.

Phạm Quốc Bảo viết:

Ông ranger kia khóc tận tình, khóc lớn và dai một cách tự nhiên. Và tay ông luôn vuốt ve lớp vỏ sần sùi của thân cây đổ, miệng ông lẩm bẩm. Ðến gần mới nghe loáng thoáng giọng ông nghẹn ngào, đứt quãng. Tại sao?… Sao mày quá yếu vậy? Gió đêm qua có mạnh lắm đâu… Gió trốc sao?… Trời ơi, mày còn quá trẻ. Gốc còn mạnh thế này. Chưa có một vết nám cháy nào. Dù sao tao cũng có lỗi với mày. Ông tao đã trồng nên mày. Cha tao đã cả đời chăm sóc cho mày. Còn tao thì… Tại sao?.. Tại sao?”

Ta đã thấy người gác rừng khóc một cái cây bị gió làm trốc gốc. Ta hiểu được những giọt nước mắt ấy. Bởi đã ba đời gần gụi chăm sóc cái cây mà nay nó chết hỏi sao không thương, không khóc.

Ôi, cái tình của người và cây thật là thắm thiết. Cho nên mãi mãi mình vẫn yêu cây và muốn viết về cây.

Xem thêm:   Khi con đau, hãy siết chặt bàn tay của Mẹ…

NS (theo Phạm Quốc Bảo)