Từ những năm 1960 trở về trước, hầu hết các ngôi nhà ở Mỹ đều có móng nhà pier and beam- “sit in the air”- nằm trên các xà, trụ. Ngày nay, nhờ những cải tiến, đơn giản hóa trong thiết kế mà móng nhà slab foundation được sử dụng thay cho pier and beam. Tuy nhiên, kiểu móng nhà thiết kế cũ này vẫn được dùng cho những ngôi nhà mới xây ở một vài nơi, đặc biệt là những vùng mưa nhiều hay thường xảy ra lũ lụt.

Cách để nhận biết nhà có móng pier and beam là giữa sàn nhà và đất nền có khoảng trống (crawlspaces) thường có độ cao từ 1 đến 2 hoặc 3 feet, độ cao đủ để một người có thể di chuyển bằng cách nằm bò.

Ưu điểm của móng nhà pier and beam

Bảo vệ ngôi nhà khỏi những hư hại gây ra từ nước và hơi ẩm (do mưa lũ hay rò rỉ đường ống nước).

Giữa căn nhà và móng có khoảng trống. Ðiều này rất đơn giản và tiện lợi khi sửa chữa hay thay mới các đường ống cấp, thoát nước, đường điện.

Móng nhà pier and beam thường bền hơn slab foundation và cũng tốn ít tiền hơn khi cần sửa chữa.

Có thể dễ dàng kiểm tra hiện trạng móng nhà, nhanh chóng phát hiện ra hư hại để kịp thời sửa chữa.

Với pier and beam foundation, bạn có thể cách nhiệt cho ngôi nhà ngay cả phía bên dưới sàn, giúp giảm bớt chút ít chi phí điện năng.

Xem thêm:   Máy hút bụi Vacuum

Nhược điểm của móng nhà pier and beam

Khi xây mới, móng nhà pier and beam sẽ có chi phí cao hơn so với slab foundation.

Sàn nhà thường dễ bị nứt, chùng xuống, ọp ẹp.

Nước mưa và hơi ẩm khi tích tụ quá nhiều và lâu ngày dưới móng nhà gây nấm mốc, ẩm mục gỗ.

Khoảng trống giữa nền đất và căn nhà tạo nơi cư trú cho các loài chuột bọ, gặm nhấm sinh sôi.