Hỏi

Thưa bác sĩ, cơ thể người cần bao nhiêu muối trong một ngày để có thể phòng tránh bệnh tật và giữ được sức khỏe. Xin cám ơn bác sĩ. (LTT)

Trả lời

Nhu cầu muối ở người bình thường tùy thuộc vào khí hậu thời tiết, mức độ hoạt động của cơ thể. Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 120 mg muối qua phân, nước tiểu, mồ hôi… Các chuyên viên y tế dinh dưỡng đều khuyên là mỗi ngày ta không nên dùng quá 2500mg natri, tương dương với một thìa cà phê muối. Thực ra, cơ thể chỉ cần khoảng 500 mg natri là đủ để duy trì sức khỏe. Số lượng này có sẵn trong các bữa ăn đa dạng và cân bằng các chất dinh dưỡng.

Nhiều người ăn tới 5000- 6000mg natri  một ngày. Họ không thấy ngon miệng đối với món ăn ít muối vì thế mỗi khi ăn lại phải thêm muối vào thực phẩm để tăng khẩu vị. Họ rất thích ăn thực phẩm làm sẵn như khoai tây chiên, đậu phộng, hột điều rang trong đó có khá nhiều muối.

Dùng muối nhiều hay ít, mặn hay nhạt là một thói quen, giống như khi ta ăn các món cay, chua, ngọt. Người quen ăn nhạt, độ 250mg muối mỗi ngày, rất nhạy cảm đối với muối, và nếu trong thức ăn có thêm một chút muối, họ cũng phân biệt được ngay. Trái lại những người quen ăn mặn, từ 10 đến 20gr mỗi ngày, thì có cái lưỡi chai lì với muối, và nếu thức ăn có thêm muối họ cũng không thấy mặn hơn. Khi có thói quen ăn nhạt thì thưởng thức được hương vị nguyên thủy của nhiều thực phẩm không thêm muối. 

Bảo Huân

Viêm đường tiết niệu

Hỏi

Thưa Bác sĩ, Bệnh viêm đường tiết niệu có chữa khỏi hẳn được không? Bệnh này có ảnh hưởng gì nhiều không! Cảm ơn bác sĩ. Chúc bác sĩ tràn đầy sức khoẻ. (PBH)

Trả lời

Viêm đường tiết niệu là bệnh rất thường xảy ra cho mọi người, từ người lớn tới trẻ em, đặc biệt là nữ giới. Nữ giới mắc bệnh nhiều vì miệng niệu đạo quá gần với âm hộ và hậu môn là hai bộ phận dơ bẩn nhất của cơ thể. Viêm thường do vi trùng gây ra, thông thường nhất là loại Escheria Coli. Bệnh thường tự hết sau vài ngày, đôi khi cần điều trị với thuốc kháng sinh, tùy theo loại vi trùng. Nếu không điều trị, vi trùng có thể lan lên thận và gây nhiễm độc cho cơ quan này. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước để loại vi trùng ra khỏi cơ quan tiết niệu.

Thiếu máu

Hỏi

Thưa bác sĩ, nguyên nhân gây nên thiếu máu. Bệnh này có nguy hiểm không? Xin bác sĩ giải thích giúp vì cháu được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu chất sắt. Cám ơn bác sĩ. (TTK)

Trả lời

Bệnh thiếu máu vì không đủ sắt thường là hậu quả của mất máu từ từ. Lớn lên bất chợt của một người dậy thì có thể gây ra thiếu sắt ở giới trẻ, nhưng ở nam giới nó luôn luôn xảy ra và chảy máu từ một bộ phận nội tạng như loét hoặc u bướu ở cơ quan tiêu hóa. Ở nữ giới, nguyên nhân thông thường nhất là chảy máu khi có kinh nguyệt. Kinh nguyệt xảy ra thường xuyên hơn là u bướu đường tiêu hóa, vì vậy, nữ giới thường bị thiếu máu do thiếu chất sắt hơn nam giới.

Nhưng liệu họ có thiếu máu vì thiếu sắt không? Trong những năm qua, y học đã công nhận rằng cơ thể của người nữ không phải lúc nào cũng hoạt động như cơ thể người nam và nghiên cứu đó nếu chỉ căn cứ vào nam giới thì có thể không đúng với nữ giới. Thực vậy, có nhiều nghiên cứu mới gợi ý rằng, sắt trong máu cao có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim và một vài loại ung thư. Nếu điều này đúng, lượng sắt ở giới nữ thấp hơn giới nam, có thể có tác dụng bảo vệ hơn.

Bảo Huân

NYD