Trong đời sống thường ngày, chúng ta thấy có những sự việc, những thói quen, những phát minh … tưởng như tự nhiên mà có. Nhưng thực ra, có những lý do đứng phía sau những chuyện bình thường đó. Chẳng hạn như:

NHIỀU KỲ – KỲ 3

Sử dụng túi nhựa

Năm 1959, một kỹ sư người Thụy Điển đang than thở về nạn tàn phá rừng để làm giấy bao bì, đã phát minh ra một sản phẩm mà ông nghĩ sẽ cứu được hành tinh: đó là túi nhựa. Chúng bền hơn và rẻ hơn giấy và có tay cầm tiện lợi. Người sáng tạo tên là Sten Gustaf Thulin luôn mang theo một chiếc gấp ở túi sau để tái sử dụng khi cần thiết. Anh mong đợi mọi người khác cũng sẽ làm như vậy. Nhưng sáng tạo của anh đã phổ biến hơn nhiều so với những gì anh từng mơ ước. Đến năm 1979, túi nhựa dùng một lần chiếm 80% số túi ở Châu Âu. Đến năm 1982, hai chuỗi siêu thị lớn của Mỹ là Safeway và Kroger đã chuyển đổi từ túi giấy sang túi nhựa và từ đó túi nhựa nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu. Trên toàn thế giới, chúng ta hiện sử dụng khoảng 500 tỷ túi nhựa mỗi năm.

Trớ trêu thay, phát minh của Thulin – nhằm bảo vệ môi trường – đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm nhựa ở biển, dự kiến sẽ vượt quá số lượng cá ở đại dương vào năm 2050.

Xem thêm:   Tránh bị lừa gạt

Đeo nhẫn đính hôn bằng kim cương

Trao nhẫn đính hôn nạm kim cương là một nghi thức mà chúng ta hiếm khi thắc mắc, một phần nhờ vào cô viết quảng cáo người Mỹ 31 tuổi tên là Mary Frances Gerety. Cô đã nghĩ ra câu khẩu hiệu “A Diamond Is Forever” vào năm 1947 như một phần của chiến dịch tiếp thị phát động do công ty nước Anh De Beers Consolidated Mines Ltd.

Ngồi trên một mỏ kim cương ở Nam Phi, De Beers bắt đầu thuyết phục những chàng trai và cô gái trẻ rằng kim cương là thước đo quan trọng của tình yêu. Chiến dịch tiếp thị thậm chí còn đi xa đến mức quy định chú rể tương lai nên chi bao nhiêu tháng lương cho một chiếc nhẫn đính hôn. Vào những năm 1930, con số đó là một tháng lương. Trang web đám cưới The Knot cho biết ngày nay, giá thể hiện tình cảm của một người đã tăng lên bằng 3 tháng lương. Chiến dịch đã thành công. Trước Thế chiến II, chỉ 10% cô dâu Mỹ đeo nhẫn kim cương. Ngày nay, con số đó là 75%.