Nhiều cuộc khảo sát cho thấy có khoảng 1/3 người Mỹ bị thức giấc giữa đêm ít nhất 3 lần mỗi tuần và càng lớn tuổi càng dễ bị bệnh này. Thức giấc giữa đêm mặc dù không phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, nhưng nó làm cho người ta cảm thấy mỏi mệt, thiếu sinh khí và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tâm thần. Để giải quyết, điều trước tiên là phải hiểu nguyên nhân. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý.

1. Bị bệnh mãn tính. Đây là nguyên nhân chính. Những bệnh như đau nhức, trào ngược (acid reflux), bệnh tim… có thể quấy rầy và làm thức giấc giữa đêm. Bệnh ngưng thở khi ngủ (sleep apnea), bệnh chân bồn chồn (restless leg syndrome) cũng vậy. Nên trình bày với bác sĩ về các triệu chứng này để xem có phải là nguyên nhân gây ra thức giấc hay không.

2. Phản ứng phụ khi dùng thuốc. Khi tham khảo với bác sĩ đừng quên nói tới những thứ thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc trị cao huyết áp có thể gây ra phản ứng phụ và làm rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc khác như corticosteroids, statins…cũng gây ra mất ngủ.

3. Lo lắng và trầm cảm. Lo lắng làm người ta suy nghĩ nhiều hơn và thần kinh không nghỉ ngơi được, trong khi đó trầm cảm đưa tới khó có thể chìm vào giấc ngủ và thường thức sớm. Trầm cảm và giấc ngủ có liên quan hỗ tương nhau. Nghĩa là giấc ngủ không tốt sẽ góp phần vào sự phát triển trầm cảm, ngược lại trầm cảm sẽ làm người ta khó ngủ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định đâu là nguyên nhân phát khởi trước. Tham khảo với các chuyên viên về sức khỏe tâm thần và điều trị chứng trầm cảm và lo lắng sẽ giúp làm giảm hay chấm dứt việc thức giấc nửa đêm.

Xem thêm:   Tránh bị lừa gạt

4. Uống rượu trước khi ngủ. Một ly rượu trước khi lên giường có thể giúp người ta nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, nhưng lại làm người ta thức dậy giữa đêm. Rượu mới uống vào có tác dụng an thần, nhưng sau khi được chuyển hóa, nó lại trở thành chất kích hoạt, gia tăng sự bồn chồn và phá tan giấc ngủ thành từng mảnh

(còn tiếp)