Bác sĩ gia đình (primary care physician hay PCP) là người trực tiếp theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, điều trị các bệnh thông thường và chuyển bệnh nhân sang một bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết. Khi chọn bác sĩ gia đình cần lưu ý những điểm dưới đây.

7. Giới tính. Bệnh nhân thường dễ chịu hơn khi bày tỏ cùng một bác sĩ cùng giới tính. Tuy nhiên, cao tuổi lại khác, một nghiên cứu cho thấy người trên 65 tuổi được điều trị bởi một bác sĩ nữ thường có tỉ lệ tử vong hoặc tái nhập viện thấp hơn.

8. Không vội vàng. Một bác sĩ tốt không làm cho bạn cảm giác hấp tấp. Khám bệnh mà mình được bác sĩ chăm chú lắng nghe là tốt. Bác sĩ phải trả lời mọi câu hỏi của bệnh nhân một cách rõ ràng, kiên nhẫn và thẳng thắn.

9. Hỏi thăm người quen. Chúng ta có thể xem lời khen chê bác sĩ trên internet, nhưng cũng đừng quá tin. Nên hỏi ý kiến bạn bè, thân nhân hay người quen để biết rõ hơn về bác sĩ mà mình chọn.

10. Biết áp dụng kỹ thuật mới. Thời đại hiện nay là thời đại điện tử. Bác sĩ biết sử dụng các phương tiện mới giúp cho việc điều trị và tiếp xúc bệnh nhân dễ dàng hơn. Văn phòng bác sĩ phải có lưu trữ hồ sơ điện tử, cho phép bệnh nhân truy cập thông qua website, sử dụng email, hoặc khám qua điện thoại truyền hình. Dầu vậy, gặp trực tiếp với bác sĩ vẫn là điều quan trọng.

Xem thêm:   Trứng (kỳ 2)

11. Đánh giá văn phòng. Trang trí trong văn phòng bác sĩ đôi khi không hợp ý với chúng ta. Nhưng nên nhớ rằng một văn phòng trang trí đẹp không đồng nghĩa với bác sĩ đó giỏi. Một bác sĩ giỏi phải là bác sĩ điều trị hiệu quả chứ không phải là chỉ có một văn phòng đẹp.

12. Bệnh viện nơi bác sĩ làm việc. Nếu cần phải đi bệnh viện, nên chọn bệnh viện mà bác sĩ gia đình của bạn đang làm việc hay cộng tác. Như vậy khi cần điều trị của bác sĩ chuyên khoa, họ sẽ ở cùng hệ thống bệnh viện với bác sĩ gia đình. Vì bệnh viện có hệ thống điện tử lưu trữ hồ sơ bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ truy cập hồ sơ bệnh nhân nhanh chóng và giúp giảm chi phí điều trị