Theo dõi “countdown” lúc đón mừng năm mới ở Times Square hàng năm, khi trái cầu pha-lê rơi từ cao xuống chạm đế, bạn sẽ nghe nhạc trổi lên ca khúc Auld Lang Syne.

Nguyên bản Auld Lang Syne là một bài thơ bằng tiếng Scotland (Tô Cách Lan), do nhà thơ Robert Burns (1759-1796) sáng tác năm 1788 dựa theo dân ca cổ của nước này. Ông gởi bài hát vào Viện Âm nhạc Scotland với lời ghi chú: “Đây là một bản nhạc cổ, của thời xa xưa, chưa bao giờ được in ra, chưa bao giờ thấy có trên một bản thảo, cho đến khi tôi ghi lại từ một ông cụ”.

Auld Lang Syne là tiếng Scotland cổ, viết theo tiếng Anh ngày nay là “Old long since” (Từ những ngày xa xưa), kể lại niềm vui của những người bạn gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách, ngồi bên nhau vừa uống rượu vừa nhắc lại những kỷ niệm xưa:

Auld Lang Syne

Should old acquaintance be forgot,

and never brought to mind?

Should old acquaintance be forgot,

and old lang syne?

CHORUS:

For auld lang syne, my dear,

for auld lang syne,

we’ll take a cup of kindness yet,

for auld lang syne.

 

Những ngày đã xa

Nên quên đi người thân quen cũ

Và đừng bao giờ nhớ chăng?

Nên quên đi người thân quen cũ

Và những ngày xa xưa?

ĐIỆP KHÚC:

Mừng những ngày xa xưa, bạn quý

Mừng những ngày xa xưa

Xem thêm:   Nhật thực

Chúng ta sẽ nâng ly thân ái

Mừng những ngày đã xa.

An engraved vintage illustration drawing of the celebration of Auld Lang Syne at the New Year eve, from a Victorian book dated 1854 that is no longer in copyright

Bài ca đã trở thành bất hủ và được hát trên khắp thế giới vào những dịp khác nhau. Những người Việt trưởng thành trước 1975 hẳn có nhiều kỷ niệm với ca khúc này

– Là nhạc chủ đề chính của phim La valse dans l’ombre (Điệu vũ trong bóng mờ) do Vivien Leigh và Robert Taylor đóng. Thực ra đây là một phim Mỹ, tên Waterloo Bridge.

– Sân khấu cải lương ở VN thường dùng bài hát này khi chấm dứt chương trình, là dấu hiệu để khán giả ra về.

– Trong các sinh hoạt tập thể, đặc biệt là của Hướng đạo sinh, đây là “Bài ca tạm biệt” được Việt hóa hoàn toàn:“Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến. Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.”

– Cũng không thể quên bài ca đã được “cải biên” rất vui nhộn và phổ biến nơi trẻ em miền Nam: “Ò e Rô Be đánh đu – “Tặc Giăng nhảy dù – Giô Rô bắn súng – Bắn ngay con ma nào đây – Thằng Tây hết hồn – Thằn lằn cụt đuôi.”