Tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác gần 70 bài hát từ cuối thập niên 1950 cho đến năm 1975, lúc VNCH thất thủ. Từ năm 1976, ông vượt biên nhiều lần nữa đều không thành công. Nhà của ông bị CS tịch thu. Lúc ra tù, vợ con ly tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tùy thân. Ông mất ngày 18 tháng 9 năm 1996 vì bệnh sưng phổi, được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu.

Một ca khúc “Để trả lời một câu hỏi” nổi tiếng của nhạc sĩ Trúc Phương được ca sĩ Hoàng Oanh và Trung Chỉnh, cả hai đều là dân gốc Mỹ Tho, trình bày trên Đài Phát thanh Sài Gòn và Đài Truyền hình số 9 vào thời điểm Cộng sản tổng công kích Tết Mậu Thân trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa năm 1968.

Ca từ của bài hát đơn giản, dễ hiểu, nhưng chạm sâu vào tâm hồn những người lính ngoài mặt trận – nơi mà sinh mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”, hôm nay sống, mai có thể hy sinh. Ai ra trận mà không bỏ lại người yêu bé bỏng ở quê nhà? Trúc Phương đã đặt mình vào tâm thế một người lính để giãi bày tâm sự:

“Một nửa ba năm, anh yêu tình áo giày quân nhân. Đường xuôi quân ghé lại đôi lần. Bao nhiêu âu lo, có hôm đã hỏi người yêu bé bỏng hay mơ: ‘Anh vắng nhà hoài, em có nhớ?’” Và người yêu nơi hậu phương đã hồi đáp: “Trả lời anh yêu: ‘Không gian còn, bước thời gian đi. Một ngàn đêm nhớ nhiều, mơ nhiều. Mưa khuya giăng tơ, gió khuya hững hờ! Đèn hiu hắt ngọn tương tư, đôi lúc buồn vì anh vắng nhà.” Người lính trẻ an ủi người yêu của mình: “Tình nước lòng trai, anh hiên ngang đối diện mặt trời. Chân qua chốn nào, thương chất lên cao. Đã yêu lính trẻ, ngày về ai tiếc gì.”

Xem thêm:   Lest we forget!

Nhạc phẩm *Để trả lời một câu hỏi* là lời cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu, chấp nhận gian khổ và chịu đựng nỗi chia ly của những chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Những người lính trẻ ấy, theo lệnh tổng động viên, đã dốc toàn lực để chống lại cuộc tổng công kích ác liệt của Cộng sản Bắc Việt vào 44 tỉnh thành miền Nam, bao gồm cả thủ đô Sài Gòn và cố đô Huế.

Trước sự lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ của bài hát *Để trả lời một câu hỏi*, Linh Phương, một tên VC nằm vùng, đã “phản kích” bằng cách sáng tác một bài thơ cùng tên. Nội dung bài thơ cố tình nhấn mạnh sự thương tật, chết chóc của người lính ngoài chiến trường nhằm lung lạc tinh thần chiến đấu của quân ta.

Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc “Để trả lời một câu hỏi” 

Chiến tuyến về tư tưởng lúc này đã được phân định rõ ràng:

  1. Trúc Phương thuộc phe ta.
  2. Linh Phương thuộc phe nó.

So với bài thơ viết về chiến tranh như *Một phiên cố nhân* của Trương Tịch đời Đường bên Tàu, bài thơ của Linh Phương chỉ đáng “xách dép”:

“Đánh Nhục Chi theo quân năm trước,

Toàn đạo binh bị diệt trên thành.

Hán, Phiên vắng bặt tin anh. Cho dù sống chết cũng đành xa nhau…”

Xem thêm:   Vọng cổ thời thơ ấu!

Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ của Linh Phương, đặt tên mới là Kỷ vật cho em – một ca khúc mang đậm tư tưởng phản chiến, bắt chước theo Bob Dylan trong phong trào phản chiến tại Mỹ.

“Em hỏi anh bao giờ trở lại?

Xin trả lời: mai mốt anh về.

Không bằng chiến trận Plei Me,

Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả.

Anh trở về hàng cây nghiêng ngả,

Anh trở về hòm gỗ cài hoa…”

Ý nghĩa của bài thơ phản chiến này rất rõ ràng: Đừng đánh nữa! Hãy buông súng! Hãy *Nối vòng tay lớn* theo Trịnh Công Sơn đứng chàng hảng, nghĩa là theo tư tưởng của VC nằm vùng Miên Đức Thắng: “Mẹ ơi, nuôi con lớn để con làm tù binh”

Nghĩa là bọn CS ăn cướp tới nhà! “Thôi tay tao nè, mày trói tao đi. Mắt thấy không dám nhìn, miệng có cũng không dám nói.  Rồi mày muốn cướp cái gì cũng được, chỉ cần mày cho tao sống nhục!”

Chỉ những kẻ hèn nhát trốn lính mới suốt ngày ra rả bài ca phản chiến này để đâm sau lưng những chiến sĩ kiên cường đang chiến đấu ngoài mặt trận.

Chính Phạm Duy cũng thừa nhận trong hồi ký của mình:  “Bài hát “Kỷ vật cho em” trở thành một hiện tượng; nó đã tạo ra một không khí phản chiến vào thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài này, bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân, phản ứng cũng vừa phải. Nhưng vì hồi đó, dân nhà binh từ 4 vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà, và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh, thì phản ứng ghê hồn.”

Xem thêm:   Nỗi hối hận muộn màng

Câu chuyện này khiến chúng ta liên tưởng đến Kevin Carter – nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer năm 1994 với bức ảnh em bé Phi Châu gầy trơ xương, gục đầu vì đói, bên cạnh một con kên kên chờ sẵn. Toàn thế giới đã phê phán Carter:  “Tại sao ông không làm gì để giúp đứa bé đói gần chết mà chỉ lo chụp hình để tranh giải Pulitzer? Ông có trái tim không?”

Lương tâm cắn rứt, Carter tìm quên trong ma túy, rồi cuối cùng tự sát. Cũng giống như Kevin Carter, một con kên kên ăn xác chết, Linh Phương và Phạm Duy đã lợi dụng bi kịch của người lính để kiếm tiền, kiếm danh. Trên thế giới, hành vi đó bị lên án. Nhưng đáng buồn thay, một bộ phận người Việt lại tung hô họ! Sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy? Đơn giản! Sự khác biệt nằm ở trình độ dân trí! Một bên có cái đầu và trái tim. Một bên chỉ hành động theo tâm lý bầy đàn.

Tiếng Anh có một thành ngữ: “Stabbing behind the back of soldiers”, nghĩa là “đâm sau lưng người lính” để chỉ sự phản bội chính đồng đội của mình. Linh Phương đã hèn hạ đâm sau lưng những người lính Việt Nam Cộng Hòa.

Năm mươi năm mất VNCH, chúng ta nhìn lại và suy gẫm: bài thơ *Để trả lời một câu hỏi của Linh Phương được Phạm Duy “hóa phép” thành ca khúc *Kỷ vật cho em* đã góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ bi thương của Miền Nam vào ngày 30 tháng Tư, năm 1975!

ĐXT