Trước khi Disney biến những chuyện Cô bé Lọ Lem, Bạch Tuyết, Người Đẹp và Quái Thú thành các bộ phim hoạt họa làm mê hoặc trẻ em trên toàn thế giới, thì chúng đã là những câu chuyện đầu tiên được viết xuống và gắn với thể loại truyện cổ. Tuy nhiên, trước khi được ghi chép lại, những chuyện về quái vật huyền bí, công chúa bị giam trong tháp và những mụ mẹ kế ác độc đã lan truyền ở các khu vực khác nhau trên thế giới, và được thuật lại bởi nhiều người kể chuyện khác nhau trong truyền thống truyền miệng, cũng như chịu sự thay đổi và thêm thắt mỗi khi nền văn hóa, xã hội và cá nhân điều chỉnh câu chuyện theo sở thích và hoàn cảnh của họ. Khi chuyện bắt đầu được viết lại, những người ghi chép chỉ là những người sưu tầm, chứ không phải là những người sáng tạo ra các chuyện.

Thuật ngữ ‘fairy tale” truyện cổ’ được hình thành vào thế kỷ 17. Khi nhận diện các câu chuyện có những yếu tố pháp thuật, huyền thoại và đạo đức, cùng với sự xuất hiện của các sinh vật dân gian (như tiên, yêu tinh, người khổng lồ) và động vật biết nói, chúng ta có thể thấy cách thức mà những truyện cổ tích này bắt đầu, phát triển, và làm sao mà chúng vẫn luôn hấp dẫn và trường tồn.

KỲ 1

 Bản sinh kinh (Jataka Tales)

Xem thêm:   Lừa đảo tình và tiền (kỳ 2)

Ấn Độ, khoảng thế kỷ 6 tcn

Là một phần trong bộ kinh Puli của văn học thánh thiêng Phật giáo, Bản sinh kinh là một trong những câu chuyện cổ xưa nhất thế giới có thể được coi là chứa đựng các yếu tố của thể loại mà sau này sẽ được gọi là ‘truyện cổ’. Người ta tin rằng những chuyện này ban đầu được chính Đức Phật kể lại, Bản sinh kinh kể về những kiếp sống trước của Đức Phật, và giống như nhiều câu chuyện khác thuộc loại này, chúng được truyền miệng qua nhiều thế hệ trước khi có người quyết định ghi chép lại. Trong những chuyện này, Đức Phật xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm cả con người và động vật, và mỗi câu chuyện đều chứa đựng một bài học đạo đức có thể rút ra từ các sự kiện được miêu tả. Giống như các hình thức khác của truyện cổ, chẳng hạn như các truyện ngụ ngôn của Aesop, đạo đức đóng vai trò trung tâm trong Bản sinh kinh. Thậm chí có một số chủ đề xuất hiện trong truyện ngụ ngôn của Aesop (xuất hiện cùng thời kỳ) cũng được tìm thấy trong bộ sưu tập truyện cổ này của Ấn Độ.

Với số lượng khoảng 550 truyện, bộ sưu tập Bản sinh kinh lớn hơn nhiều so với hầu hết các tuyển tập truyện dân gian xuất hiện sau này. Những câu chuyện này nhằm truyền đạt trí tuệ và đức hạnh, đồng thời giải trí qua nhiều nhân vật thú vị, từ loài khỉ, các linh hồn cây cối, cho đến những sinh vật quỷ dữ. Bản sinh kinh được Phật tử trên toàn thế giới đặc biệt tôn trọng.

Xem thêm:   Bạn có phải là người dễ bị lừa không?

(theo How It Works)

(còn tiếp)