Nếu dùng statin, có cần quan tâm về thực phẩm cao cholesterol không?

Chú tâm là điều khôn ngoan. Những người sử dụng thuốc statin để giảm cholesterol, nếu tuân theo lối ăn uống ít cholesterol, ít chất béo bão hòa (low-saturated-fat), ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt và protein nạc (lean protein), sẽ được bảo vệ tốt hơn so với người chỉ dùng thuốc giảm cholesterol thôi. Điều tương tự cũng xảy ra với những người có cơ thể hấp thụ nhiều cholesterol từ ruột non hoặc chuyển hóa nhiều chất béo bão hòa thành cholesterol LDL (“có hại”). Ngay cả khi bạn không thuộc một trong những trường hợp đó, việc ăn uống hợp lý có thể giúp bạn không cần phải tăng liều statin trong tương lai.

Làm sao cắt móng chân dễ dàng?

Nếu móng chân của bạn dày và cứng, hãy thường xuyên nhẹ nhàng giũa chúng. Trước khi cắt, hãy ngâm chân trong nước ấm hay tắm ngâm mình trong bồn hoặc tắm vòi sen. Bạn cũng có thể sử dụng kem làm mềm móng (nail-softening cream) bán ở tiệm thuốc. Cắt móng chân thẳng chiều ngang để tránh móng mọc ngược. Nếu bạn không thể tự cắt, văn phòng bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa chân (podiatrist) có thể làm điều đó cho bạn. Bạn cũng có thể nghĩ đến tiệm nails đáng tin cậy để làm móng chân (pedicure).

Làm gì khi bị loét miệng và môi?

Bạn có thể thúc đẩy tiến trình chữa lành và giảm đau bằng cách súc miệng bằng nước muối hoặc chườm đá lên vùng đó. Các sản phẩm nha khoa bôi ngoài da không cần toa và thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol và generic) cũng có thể hữu ích. Nếu vết loét (canker sores) phải mất từ 10 ngày trở lên mới khỏi, hoặc bạn bị đau dữ dội hay có nhiều vết loét, bác sĩ (hoặc nha sĩ) có thể kê toa thuốc mỡ gây tê (numbing ointment) hoặc steroid bôi tại chỗ (topical steroid). Họ có thể kiểm tra xem bạn có thiếu vitamin B12, folate hoặc kẽm hay không, những chất này có thể làm tăng nguy cơ lở loét tái phát. Giảm bớt căng thẳng và ngủ đủ giấc cũng có thể giúp ngăn ngừa vết loét xảy ra.

Xem thêm:   Giảm đau gót chân