Từ khi kỹ thuật đưa ngành truyền thông liên mạng lên kỹ nghệ hàng đầu thì vô số những thứ khác theo chân liên mạng mà ra đời, từ thương mại, tài chánh… đến những món xưa kia thường có tính cách riêng tư, cá nhân như hẹn hò, kết bạn cũng xuất hiện.
Xã hội thay đổi theo nếp sống mới mẻ hình thành từ liên mạng. Thói quen liên lạc kết nối giữa con người cũng thay đổi. Thư từ viết tay rồi gửi qua bưu điện, các cung cách giao tiếp truyền thống dần dần vắng bóng. Chẳng mấy ai ngồi rị mọ viết một lá thư hay nắn nót vài hàng trên tấm thiệp nữa. Người ta ít gọi điện thoại hơn và thay thế bằng tin nhắn, điện thư, cách giao tiếp này nhanh chóng hơn và thuận tiện hơn.
Xã hội thay đổi nên các “khuôn phép” cũng chuyển mình thay đổi theo. Hẹn hò riêng tư giữa các cá nhân, đồng tính, dị tính hoặc cả lưỡng tính được bày “hàng” nên mất đi khá nhiều “riêng tư”. Các “kỹ sư tâm hồn”, chuyên nghiên cứu về tâm tính, thói quen của con người để ước đoán thị hiếu hầu giúp các tay buôn bán chuyển hướng nhanh chóng, đã theo dõi và đưa ra khá nhiều những dữ kiện mới lạ về cách hẹn hò, kết bạn của người thế giới trong thời @.

Chuyên viên thảo trình điện toán (software engineer) đã cung cấp và giúp những công ty thương mại làm ăn trên liên mạng qua các “app”. Các trang nhà buôn bán dịch vụ hẹn hò kết bạn cũng sử dụng các “app”, và sau khi đăng đàn ghi danh, bá tánh tha hồ lựa chọn bạn tình, bạn đời, bạn đường…

Thế là cách kết bạn từ từ thay đổi. Quen biết qua việc giới thiệu từ bạn bè thân nhân, làm chung hãng xưởng, qua nơi tập thể thao, nhà thờ, nhà chùa, cộng đồng… bắt đầu nhường chỗ cho liên mạng. Người ta có thể dạo liên mạng bất kể ngày đêm để “tìm hiểu” người chưa quen biết nhưng bắt mắt (qua hình ảnh thật / giả), lời rao [bán] thuận tai, dễ thu hút trên liên mạng của các trang nhà hò hẹn, gọi chung là “dating websites”.

Ra đời sớm nhất là “Match.com”, từ năm 1995; “OKCupid” xuất hiện trong những năm 2000 và Tinder ra mắt năm 2012 chưa kể các trang nhà “nhỏ” [nhưng đắt tiền vì ‘chọn lọc’?] ít người lai vãng. Tinder sinh sau nhưng lại trở thành phổ thông nhất, được khoảng 50 triệu người sử dụng và nối kết 12 triệu lần mỗi ngày!

Qua liên mạng, người ta lựa chọn bạn tình ra sao? Theo bài tường trình đăng tải trên tạp chí Science Advances của Tiến Sĩ Elizabeth Bruch, giáo sư môn Xã Hội tại Ðại Học Michigan, bá tánh có khuynh hướng chạy theo những người “cao xa”, hấp dẫn hơn chính họ. Như mọi món hàng được rao bán, quảng cáo hay thì được nhiều người [mua] để ý, các tấm hình và lời rao [của người tìm bạn tình trên liên mạng] cũng được thẩm định và “xếp hạng” theo ý kiến của người mua dựa trên lời quảng cáo về học vấn, công việc làm, ý thích… Và dựa trên ý kiến [chủ quan], người mua thường chọn kẻ “out of their league” hay “ngoài tầm với” của họ trong đời sống thực tế.
Những người “rao hàng” giỏi (thu hút nhiều sự chú ý) thường nhận được nhiều tin hồi đáp, mời gọi kết bạn; và do đó khi chọn người hấp dẫn [để mời gọi] thì người [mua] thường chỉ nhận được khoảng 20% hồi đáp (gửi 5 lời mời thì nhận lại 1 hồi đáp) vì người hấp dẫn nọ nhận được quá nhiều thư tín và do đó, chỉ trả lời những mẩu tin nhắn có các yếu tố đặc biệt thu hút họ! Kết quả là mạnh ai nấy “rao”, càng mạnh tay kể lể về sự đặc biệt, đáng yêu của mình thì càng có nhiều cơ hội được hồi đáp!

Xem thêm:   Sản phẩm & người tiêu thụ

Tỷ lệ 20% không phải là một con số đáng khích lệ nhưng kẻ đi tìm bạn tình trên liên mạng vẫn tiếp tục cố gắng vì việc gửi tin nhắn chẳng mấy tốn kém, vài mươi phút viết nháp, sửa chữa rồi cứ thế mà gửi đến những kẻ xem ra sáng giá đã thu hút họ! Gửi đi thì nhiều mà chẳng nhận lại bao nhiêu hay bị “phe lờ” đều đều là một điều khó chịu, dễ làm nhụt chí ‘anh hùng’; tuy nhiên khi sự “phe lờ” kia xảy ra trên liên mạng thì người bị từ chối cũng đỡ “quê” hơn so với việc bị phe lờ trong đời sống thường nhật khi người chung quanh hay biết. Chẳng hạn như trong một buổi tiệc tùng, chàng xáp lại nói chuyện và bị người đẹp [từ từ] bỏ đi nơi khác hoặc khi một anh chàng nào đó được bá tánh xúm quanh lắng nghe, góp chuyện và bỏ ta xớ rớ một mình. So với liên mạng, việc anh chàng hấp dẫn nào đó có bao nhiều hồi đáp, lôi kéo được bao nhiêu người tìm bạn tình thì kẻ khác chẳng thể biết rõ. Không biết nên không so sánh và không cảm thấy thua kém?

Ðể tìm hiểu, các chuyên viên nghiên cứu xã hội đã bắt tay với mấy trang nhà hò hẹn, họ đặt ra một số tiêu chuẩn như “sự thu hút” (“desirability”), đếm bao nhiêu cuộc nối kết và bao nhiêu cuộc hôn nhân thành tựu… Chuyên viên nghiên cứu đo đếm số lượng hồi đáp rồi xếp hạng, từa tựa như cách Google sử dụng để thu góp số người sử dụng trang nhà của họ. Hệ thống thu góp chi tiết rồi sắp xếp ấy cho thấy một số dữ kiện khác:

Phụ nữ [không con] thu hút dữ dội sau tuổi 18 (?!) so với nam nhân, mực thu hút ấy chỉ giảm sau tuổi 50!

Về học vấn: với nam nhân, học càng cao càng thu hút. Với phụ nữ, mức thu hút lên cao nhất ở bằng cấp đại học, bằng cấp hậu đại học lại khiến họ không còn thu hút cho lắm (quý bà quý cô học càng cao càng … ế ẩm?)

Chủng tộc: phụ nữ Á Ðông và nam nhân da trắng được chọn nhiều nhất.

Ðại khái là ai đăng đàn liên mạng tìm bạn tình [rao bán cái tôi] cũng nhận được một vài hồi đáp nhưng tựu trung một số nhỏ [được xem là thu hút] nhận đa số hồi đáp. Và lựa chọn để trả lời trở thành một công việc khá phức tạp cho những người hấp dẫn ấy, như một phụ nữ trong tuổi 30 sinh sống ở New York đã nhận được 1,504 tin nhắn trong vòng một tháng trời, trung bình là cứ mỗi 30 phút lại có một tin nhắn bất kể ngày đêm! Trong đời sống thường nhật chẳng ai gặp gỡ kẻ lạ thường xuyên và nhiều như thế! Nói giản dị, hẹn hò trên liên mạng ngàn lần dễ dàng hơn so với việc tìm kiếm bạn tình trong đời sống thường nhật như gặp gỡ tại hàng quán, tiệc tùng, nhưng ở tình huống nào, người “hấp dẫn” vẫn ưu tiên.

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

Theo bản trưng cầu ý kiến năm 2015 của công ty chuyên nghiên cứu xã hội Pew Research Center, 15% cư dân Huê Kỳ nhận rằng họ sử dụng các trang nhà tìm kiếm bạn tình; trong số này, 27% là những người trong lứa tuổi 18-24. Năm 2020, các con số này có lẽ đã tăng gấp đôi?
Ngày nay, trên 30% các cuộc hôn nhân bắt nguồn từ việc kết bạn qua liên mạng. Tạm hiểu là những trang nhà buôn bán dịch vụ hẹn hò đã ảnh hưởng khá nhiều đến cách người xã hội kết bạn, nhưng mới đây các “kỹ sư tâm hồn” đã công bố một số dữ kiện khác, xuất phát từ chương trình nghiên cứu cách sinh hoạt của con người; các dữ kiện này cho thấy việc kết bạn qua liên mạng không chỉ ảnh hưởng mà ảnh hưởng rất sâu đậm trên xã hội.

Ðầu tiên là việc “kết bạn”: con người ni kết vi nhau ra sao? Nhng skin nào khiến ông A chn cô B mà không ưng cô C hay ông D? Nghĩa là “network” của con người hoạt động ra sao? Những gì ảnh hưởng đến “mạng lưới liên kết” này?

Từ xa xưa, mạng lưới liên kết giản dị nhất là sự gần gũi; hàng xóm láng giềng thấy nhau hà rầm nên con người quen biết, dẫn đến sự ưa thích hay không ưa thích. Kế đến là các sở thích tương tự, con người tìm đến nơi ưa chuộng, và từ đó gặp gỡ những người đồng sở thích. Xa xôi hơn là các cuộc gặp gỡ xem ra tình cờ, đi dự tiệc tùng rồi gặp gỡ. Tuy nhiên các mạng lưới liên kết hơi “xa xôi” này lại là những chiếc cầu nối liền nhóm bạn thân với bạn bè của bạn thân. Tóm tắt là ta không thường hẹn hò hoặc kết hôn với người bạn thân thiết nhất [theo đúng nghĩa của chữ “bạn thân”, biết nhau rất rõ từ cá tính đến tình trạng sức khỏe, tài chánh…] nhưng có thể hẹn hò và kết hôn với bạn của họ. Theo ngôn ngữ chuyên môn về lập thuyết “mạng lưới liên kết”, bạn tình [đã] hiện diện trong mạng lưới liên kết của con người, ta chỉ làm công việc “khám phá” mà thôi.

Hẹn hò qua liên mạng đã thay đổi kiểu mẫu kể trên và đã trở thành mốt tìm bạn tình phổ thông nhất cho người đồng tính và cả người dị tính. Nghĩa là bá tánh kết thân nhanh chóng với kẻ [hoàn toàn] xa lạ, bất kể chủng tộc hay ngôn ngữ gốc gác! Việc gặp gỡ dễ dàng ấy tạo ra các mạng lưới liên kết xã hội mà ta chưa từng thấy trước đây.
Theo hai nhà kinh tế học Josue Ortega và Philipp Hergovich, sử dụng các công thức toán học để soạn thảo các lập thuyết kinh tế / xã hội, mạng lưới liên kết mới đã ảnh hưởng sâu đậm đến xã hội. Ðể tìm hiểu mạng lưới liên kết ngày nay, họ phân tích các dữ kiện từ những cuộc hôn nhân kiểu mẫu thường được xem là thước đo của các khoảng cách xã hội.

Xem thêm:   Loanh quanh, vụn vặt

Hôn nhân giữa thân tộc (intermarriage) là một khoảng cách rất ngắn trong khi hôn nhân dị chủng (interracial marriage) đến tsliên kết gia mt khong cách xã hi xa hơn, người ta phải tìm [để] gặp nhau chỉ gặp được nhau trong các hoàn cảnh xã hội đặc bit. Nói một cách khác, mạng lưới liên kết giữa những người dị chủng là một mạng lưới khá lớn. Mạng lưới liên kết những người xa lạ, có thể cách nhau cả một thành phố hay một lục địa tất nhiên là một mạng lưới vô cùng rộng lớn.
Áp dụng kiểu mẫu kể trên, hai nhà nghiên cứu Ortega & Hergovich chuyển sang tìm hiểu các cuộc hôn nhân thành tựu từ liên mạng. Từ việc “đo” thời gian, họ kết luận rằng hôn nhân [từ] liên mạng có khuynh hướng gắn bó hơn (?), đôi bạn tình chung sống lâu hơn. Rồi từ việc “đếm” số hôn nhân dị chủng thành tựu từ hẹn hò trên liên mạng, hai nhà kinh tế cũng kết luận rằng con số ấy gia tăng nhanh chóng, song song với số người hẹn hò qua liên mạng. Một cách gián tiếp, họ cho rằng mạng lưới liên kết [mới] đã nối kết con người với nhau từ các khoảng cách xã hội rất xa, và các cuộc nối kết ấy xem ra bền chặt theo thời gian.

Tìm bạn tình để kết hôn, chung sống là hoạt động rất bình thường trong đời sống con người, kỹ thuật liên mạng đã thay đổi khá nhiều các hoạt động ấy. So sánh giữa liên mạng (ảo) và đời thường (thật) cho thấy mấy điểm dị biệt: Gặp gỡ [người có thể trở thành] bạn tình trên liên mạng là chuyện tương đối dễ dàng nhanh chóng; việc hợp tính hợp tình để đi đến hôn nhân hay chung sống lại là chuyện khó khăn, khó khăn gấp bội so với cách hẹn hò trong đời sống thường nhật vì đôi bạn đã gặp mặt, chuyện trò tương xứng hòa hợp trước khi trở thành bạn tình. Khó khăn vì nhiều lý do: sinh sống khác địa phương, khác ngôn ngữ, thói quen… nhìn nhau, nói chuyện qua máy móc không “thật” như đời thường. Nôm na là hẹn hò qua liên mạng thì “dễ” nhưng rồi “khó” trong khi hẹn hò trong đời sống thường nhật thì “khó” [tìm] nhưng sau khi tìm được thì kết bạn [tình] dễ dàng hơn vì đã trải qua giai đoạn lựa chọn và tìm hiểu.

Khi hai ông Ortega & Hergovich dùng các công thức [toán học] để thẩm định hoạt động tình cảm của con người thì họ khẳng định rằng liên mạng nối kết con người và dẫn đến các cuộc hôn nhân bền chặt, việc “ảo” sẽ đưa đến kết quả “thật”. Riêng phe ta thì vẫn băn khoăn lắm, xã hội thay đổi quá xá vì kỹ thuật, con người phải thay đổi theo để bắt kịp đời sống, hôn sự cũng không ngoại lệ, gặp thời thế thế thời phải thế, chắc chi “ảo” hay như “thật”?

TLL

Tài liệu: MIT Technology Review