Thần đạo của Nhật có niềm tin mãnh liệt vô chuyện tẩy trần. Nghi lễ này thường được tổ chức khi “Động thổ” xây dựng tòa nhà, cũng giống như tục đập chai rượu sâm banh đắt tiền trên mũi tàu khi hạ thủy chiếc tàu, hoặc khởi công xây dựng tòa nhà của người phương Tây. Nhưng đây là trường hợp của Hiwatari Matsuri là lễ hội đi trên lửa, nơi các thầy tu trên núi đi bộ qua than hồng để tẩy trần bản thân.

Một người đàn ông dắt con trai đi trên than lửa. Nguồn. Reuters       

Lễ hội đi bộ trên lửa của Nhật Bản (Hiwatari Matsuri) được tổ chức hàng năm vào Chủ Nhật thứ hai của tháng 3 bởi các nhà sư Phật giáo ở Tanukidani-san Fudo-in tại Mt Takao ở Tokyo, Nhật Bản. Tanukidani-san Fudo-in là một ngôi chùa tránh xa  hệ thống giáo phái Phật giáo truyền thống hơn để ủng hộ việc tôn thờ thiên nhiên khổ hạnh của Shugendo. Shugendo có nghĩa đen là “con đường rèn luyện và thử nghiệm” hoặc “con đường đạt đến sức mạnh tinh thần thông qua kỷ luật.” Các học viên Shugendo cũng được cho là hậu duệ của các nhà sư Koya Hijiri của thế kỷ thứ tám và thứ chín.

Một trong những nghi thức liên quan đến cả việc thờ cúng Shugendo và Fudo Myo-o là HiwatariMatsuri hay là lễ hội đi trên lửa. Trong buổi lễ này, Goma (gậy cầu nguyện bằng gỗ) được tập hợp thành một giàn thiêu để đốt theo nghi thức, tro than vẫn còn cháy sau đó được cào phẳng. Sau đó, họ rải hổ phách và chuẩn bị hai dải băng để họ đi chân trần và tụng kinh.

Sự kiện bắt đầu lúc 1 giờ chiều với một đám rước các nhà sư tụng kinh đi vào nơi hành lễ. Tiếp theo là các nghi lễ và màn biểu diễn của các nhà sư như chống lại tà ma bằng nhiều loại vũ khí, bằng cành cây nhúng vào nước sôi.

Lễ Hội đi trên lửa tại Nhật. Nguồn. Reuters

Shugenja (những người theo Shugendo) dẫn đầu bằng cách đi chân trần trên mặt đất nóng trước khi giúp công chúng làm điều tương tự. Nghi thức hấp dẫn này không chỉ thú vị vì các yếu tố tôn giáo mà còn giúp chữa lành cơ thể bằng cách nâng cao mức độ miễn dịch.

Xem thêm:   Allen PAC

Giáo chủ tối cao của Ấn Ðộ giáo Bhagavan Sri Nithyananda Paramashivam cũng đã nhiều lần nói về lợi ích sức khỏe của đi bộ trên lửa để đánh thức khả năng miễn dịch hoàn toàn trong cơ thể và cho phép xảy ra đột biến siêu ý thức.

Nghi lễ này rất phổ biến và ngày càng phổ biến hơn  trên đất Nhật và cả các nước Á Châu khác.

Một thầy tu bước trên than lửa đỏ hồng. Reuters

Khi ở trại tị nạn Palawan, Phi Luật Tân, tôi làm việc cho Cao Ủy, nên thường được đi chơi cuối tuần.

Ông J cao ủy.

– H. tuần này đi đảo Ketong, tuốt phía Bắc, đảo này nhiều dân Hồi Giáo ly khai

Tôi sợ gặp chuyện lộn xộn, vì quân đội Phi vẫn thường đánh nhau với dân Hồi ở đây.

Một khách du lịch đi trên lửa than. Nguồn. Reuters

– Có sao không? Tôi xém chết trên biển, tới được đây, bây giờ lỡ bị bỏ mạng với đám Hồi là lãng nhách!

Ông J lắc đầu.

– Ở đó là các bộ lạc thổ dân xa xưa, rất hiền.

1 giờ trưa thứ Bảy, 4 người của Cao Ủy, được trung úy cảnh sát ở Ketong đón tại bến tàu, đưa thẳng về trú tại nhà ông.

Căn nhà sàn bằng gỗ, 4 gian lớn nằm sát chân núi đưa mặt ra rừng dừa và bãi cát trắng nằm vòng cung như một vịnh nhỏ.

Thầy tu cầu kinh cho buổi lễ. Nguồn. Reuters

Ông J lấy lon bia lạnh trong thùng mang theo, làm một ngụm, đưa 2 tay, nói.

– Như thiên đàng.

Tôi bước ra ban công, nhìn thiên đàng.

– Nhưng tối nay chúng ta đi coi lễ của mấy bộ lạc bên núi.

Ông cảnh sát nói, mở cánh cửa tủ, lấy cây Remington shotgun, 5 viên đạn, đưa tôi.

– Ðem theo cho có lệ, cảnh sát mà, dân Hồi ở đây không bạo động.

Ăn qua loa mấy con mực nướng, làm vài lon bia, ông cảnh sát và 4 người ra xe.

Thầy tu tạt nước vô lửa để chuẩn bị lối đi. Nguồn. Reuters

Tới nơi, chúng tôi được ưu ái mời lên căn nhà sàn rộng và cao, ngồi bàn, ăn thổ sản, dừa, chuối rừng, thơm và ổ mật ong còn tươi.

Xem thêm:   Trên cả tuyệt vời!

Dưới kia là đống củi lớn, đang cháy, chung quanh là những hàng đuốc bập bùng hắt lên những khuôn mặt nâu đen, mắt đỏ của những thổ dân quỳ thành 3 hàng, đang rầm rì cầu kinh…

Tập tục xưa này giống như một nghi lễ tôn giáo. Ở một khu đất rộng, những dây bằng rơm giăng chung quanh, đánh dấu nơi hành lễ, một giàn gỗ sắp sẵn để đốt, cao 5 f, chừng 5 hay 6 f vuông, phủ cành lá xanh tươi và các giấy màu trang trí cho ngày lễ.

Buổi lễ bắt đầu với cuộc rước yamabushi vô cổng, họ là các thầy tu chuyên làm phép trừ tà ma, quỷ ám. Dẫn đầu là thầy tu mặc áo choàng đỏ tươi với màu vàng, ông mang gươm và cây gậy, hát kinh và thổi tù và bằng vỏ ốc cho đến khi các cây đã cháy tàn. Những nhánh cây xanh phủ bên trên cháy hết, lòi ra các khúc gỗ tròn phía dưới nằm chéo ngang như xương sườn. Lúc này các lá bùa và đồ hàng mã được quăng vô lửa. Những khúc gỗ nằm ngang lớn cỡ bàn chân, đã được mua ở chùa, được khắc tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và nguyện vọng, lời cầu xin, hoặc tạ ơn của người cúng dường.

Cuối cùng thì cây lá đã cháy hết, sụm xuống và thành lớp than hồng rực lửa và được cào ra thành một lớp dài cỡ 15-20 feet, rộng 5 f, dầy khoảng 6 inches, tất cả nằm trên gỗ phẳng mặt để đi qua.Trên mặt là lớp than đen cháy phân nửa, bên dưới là than cháy ửng đỏ. Ở mỗi đầu của bãi than là những lớp cành cây đầy lá xanh thấm nước để cho người đi chuẩn bị khi bước vào lớp than lửa, ngoài ra còn có một lớp muối để cho buổi lễ được tinh khiết và cũng bảo vệ bàn chân của các người đi trên lớp than cháy.

Một thường dân đi trên lửa. Nguồn. Reuters

Vị sư trưởng mặc áo choàng đỏ với lụa tím bước tới trước, rắc lớp muối trên than đỏ, đứng im cầu nguyện, nhắm mắt tập trung trước lớp than nóng bỏng. Và thật chậm, chắc chắn với sự tập trung cao độ, ông bước dài bằng đôi chân trần trên lớp than nóng rực, khi đi đến cuối bãi than ông quay lại và vẫy những vị yamabushi khác tiếp bước đi theo, sau đó mọi người già trẻ, đàn ông, phụ nữ, trẻ em, học sinh, ngư dân, các bà vợ và cả khách du lịch xếp hàng đi chân trần trên lớp than…

Xem thêm:   Lối đi trong vườn

Ông già râu bạc, ở trần, trên người vẽ đủ màu sắc, khăn đỏ, quần sọt ka ki đen, ngước lên trời cầu nguyện, uống rượu trong ống tre cầm sẵn trên tay, phun phèo phèo trên lớp than còn cháy rực của đống củi, lửa bùng lên, và ông ta bước vào, theo sau là những thổ dân, họ đi vòng quanh bằng đôi chân trần trên lớp than hồng.

Tôi sửng sốt nhìn cảnh tượng đi trên than lửa, nói với ông J.

Một người đàn ông bồng con đi trên lửa. Nguồn. Reuters

– Lạ lùng quá! Lần đầu tôi thấy trong đời.

Ông hỏi.

– Sao không đi thử?

Tôi cười trừ.

Bí mật chính là sự tập trung tinh thần. Hầu như những người đi trên than lửa đều đọc kinh Phật, và họ tập trung, không còn thấy nóng, thực sự, khi mất tập trung tinh thần, sẽ bị cháy phỏng, đó là một biện pháp tâm linh, có tác dụng trên cơ thể của con người. Một kỹ thuật khác là, khi bước trên than cháy, phải đặt chân xuống thật sát lớp than, bước bằng gót chân đưa lên tới ngón chân thật đều, vẫn nhắm mắt đọc kinh đều đều để tập trung. Ðiều khó là khi bước, trên than rực lửa, bạn phải ấn chân mạnh xuống than lửa khi bước đi, mấy người nhón chân khi đi trên than cháy, đều bị phỏng.

Có lần tôi bị phỏng khi đi trên than lửa ở đảo Itsukushima, gần Hiroshima, tôi biết là lỗi tại mình, người bạn đồng hành khuyên “Cha phải tập trung suy nghĩ, độc lập và không dính tới các chuyện khác, bước lên than và đi thẳng bằng những bước chậm, bàn chân đạp chặt xuống lớp than đang cháy, vậy là qua luôn!”

Sau đó tôi nghĩ, tập trung ý chí, quên đi chuyện than cháy là đúng, nhưng khi bước, chân ấn mạnh vào than, điều này có lý về khoa học, vì khi chân ấn mạnh xuống bề mặt của than đang cháy, sẽ triệt tiêu toàn bộ lớp oxy giữa bàn chân và than, nên than hoàn toàn mất cháy, độ ẩm của bàn chân sẽ làm than tắt… Vậy! Lần tới thì tôi đi trên than lửa ngon lành.

Một ông già cầu nguyện và đi trên than hồng. Nguồn. Reuters