Nguyễn Mạnh Côn (1920-1979), là nhà văn của miền Nam trước 1975. Ngoài tên thật, ông còn ký bút danh Nguyễn Kiên Trung, Ðằng Vân Hầu.

Nguyễn Mạnh Côn sinh năm 1920 tại Hải Dương, nhưng cư ngụ ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội. Năm 1939, ông cộng tác với báo Ðông Pháp, và sau đó (1945) là báo Thống Nhất.

Năm 1954, ông di cư vào Nam làm việc ở Ðài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, ông còn viết sách và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Chỉ Ðạo (1956-1961), Chủ bút báo Văn Hữu, đồng thời cộng tác với các báo, như: Tia sáng, Tin mai…

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền mới bắt tù cải tạo, và mất ngày 1 tháng 6 năm 1979 khi còn ở trong trại (theo website Văn Chương Việt).

Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn gồm có:

– Việt Minh, Ngươi Đi Đâu (1957)

– Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (1958)

– Kỳ Hoa Tử (1960)

– Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn (1960)

– Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965),

– Con Yêu Con Ghét (1966)

– Mối Tình Màu Hoa Đào (1967)

Đọc tiểu sử Nguyễn Mạnh Côn ta cảm phục trước một cuộc đời hoạt động vì lý tưởng.

Nhà thơ Viên Linh viết về Nguyễn Mạnh Côn như sau:

“Nguyễn Mạnh Côn sống với Việt Minh, rồi từ bỏ Việt Cộng, anh đã làm như nhà văn Nam Tư Milovan Djilas, tác gi The New Class (Giai Cấp Mới, 1957), cực lực phê bình cơ cấu và chủ thuyết cộng sản. Trong thời gian làm chủ bút tờ Chỉ Ðạo, anh đã trích dịch và thêm lời dẫn cuốn Giờ Thứ Hai Mươi Lăm của một tác giả Lỗ Ma Ni, V. Gheorgiu. Những tác phẩm trên của anh làm người ta nghĩ đến những cuốn sách tương tự, của các nhà văn thế giới khác, chỉ xuất bản trước đó trong vòng nhiều lắm là mười năm, đều phơi bày những kiếp nhân sinh vắng bộ mặt người trong các xã hội Cộng Sản. Darkness At Noon (Bóng Tối Giữa Trưa) của nhà văn Hung Gia Lợi Athur Koestler, xuất bản lần đầu năm 1941, (bản Việt ngữ in khoảng 1950); Animal Farm (Trại Súc Vật) “1984” của nhà văn Anh theo và sau đó chống Xã Hội Chủ Nghĩa George Orwell, xuất bản lần đầu năm 1946 (Ðỗ Khánh Hoan đã dịch ra Việt Ngữ) và cuốn sau năm 1949; Doctor Zhivago của Boris Pasternak (Bác Sĩ Zhivago, Vĩnh Biệt Tình Em, bản Việt văn Nguyễn Hữu Hiệu), xuất bản lần đầu (Anh dịch) năm 1958; hay của một nhà văn Nga khác, Alexander Solzhenitsyn, cuốn One Day In The Life Of Ivan Denisovich, xuất bản lần đầu năm 1963.”

Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn

Và sau đây nhà văn Vương Trùng Dương viết về cuốn Ðem Tâm Tình Viết Lịch S:

Ngày 15 tháng 11 năm 2018, tôi viết bài “Nguyễn Mạnh Côn, nhà văn can đảm chọn cái chết trong tù”, nay trích những đoạn trong bài viết:

Xem thêm:   Đại Tá Hoàng Cơ Lân - Y sĩ nhảy dù đối đầu với Việt Cộng (kỳ 2)

Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử xem như hồi ký của người trong cuộc vào thời điểm đó tham gia trong Tự Vệ Thành với tuổi trẻ khi chứng kiến nạn đói năm Ất Dậu “Ngót hai triệu người chết năm 1945 từ tháng Giêng đến tháng Tư… Ðó hoàn cảnh cho phép đấu tranh bộc phát. Ðấu tranh lúc đó quy tụ cả vào mặt trận Việt-Minh” do hậu quả của thực dân Pháp phát xít Nhật gây ra. Tuổi trẻ dấn thân trong công cuộc giải phóng đòi tự do độc lập cho đất nước. Và, những lá thư đó viết từ Hà Nội đến những nơi khác: Hà Nội, nội thành, Liên Khu 1  ngày 3 tháng 9 năm 1945 (Việt Minh cướp chính quyền hớt tay trên các đảng phái quốc gia. Ngày 26 tháng 12 năm 1946  ở Hà Nội, trong nội ô thành phố, Tự Vệ Thành đã nổ súng đánh Pháp bắt đầu cho cuộc kháng chiến giành độc lập). Hà Ðông ngày 3 tháng 2 năm 1947ảng Cộng Sản Việt Nam chính thức thành lập và cuộc đảng tranh đẫm máu gay gắt nhất đã tạo những vết thương đau đớn cho dân tộc). Phú Thọ, Vũ Lao ngày 29 tháng 11 năm 1952 (khởi đầu cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố để thực hiện đấu tranh giai cấp). Hải Phòng ngày 19 tháng 7 năm 1954, những dòng cuối thư vào ngày 1 tháng 8 năm 1954.

Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã cho ấn hành các tác phẩm: Việt Minh, Ngươi Ði Ðâu (1957) – Kỳ Hoa Tử (1960) – Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn (1960) – Lạc Ðường Vào Lịch Sử (1965) – Con Yêu Con Ghét (1966) – Mối Tình Màu Hoa Ðào (1967) – Giấc Mơ Của Ðá (1968) – Tình Cao Thượng (1968) – Ðường Nào Lên Thiên Thai (1969) – Hòa Bình… Nghĩ Gì… Làm (1969) – Sống Bằng Sự Nghiệp (1969) – Yêu Anh Vượt Chết (1969)…

Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã giải ngũ khi rời tờ Chỉ Ðạo để trở về đời sống dân sự. Thế nhưng sau tháng 4/1975 ông bị sa chân vào chốn lao tù!

Trong hồi ký “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” của Hoàng Hải Thủy, Chương 28 ghi: “Anh bị bắt trong chiến dịch càn quét văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn tháng Ba năm 1976

Từ nhà giam Số 4 Phan Ðăng Lưu, tác giả Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Hòa Bình… Nghĩ Gì…? Làm… bị Việt Cộng đưa lên trại cải tạo Xuyên Mộc, Bà Rịa. Anh đến đó nằm tại vùng rừng già ấy”.

Ông bị biệt giam, bị hành hạ rồi tự sát ngày 1 tháng 6 năm 1979. Chôn ở bìa rừng của trại tù!.

Nhân ngày 3 tháng 9, ngày nhà văn Nguyễn Mạnh Côn viết lá thư khởi đầu cho cuốn Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử cho đến nay đúng 76 năm. Ông đã ra người thiên cổ nhưng “tâm tình” của ông của thời trai trẻ đầy nhiệt huyết từ khi dấn thân vì lý tưởng đến khi chứng kiến thực tế xảy ra trong thời kỳ kháng chiến với sự thật phũ phàng không thể chấp nhận vẫn còn giá trị lịch sử.

Xem thêm:   Đi thăm gian hàng sách Da Màu

Thật đáng vinh danh các nhà văn nhà thơ của chúng ta. Trong đó, trước tiên phải kể đến Nguyễn Mạnh Côn. Chúng ta cũng không quên Vũ Hoàng Chương đã chết đau đớn sau khi từ lao tù CS trở về. Ngoài ra còn bao người nữa thật đáng ngưỡng mộ do ở tài trí và sự kiên cường: Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Thảo Trường … Trong mùa quốc hận, xin thắp nén nhang tưởng niệm những nhân cách tài hoa ấy.

N& BH