Chỉ khoảng vài tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, thời gian gần đây tiền thưởng Tết là câu chuyện được rất nhiều người lao động quan tâm. Số đông trong họ băn khoăn, lo lắng do năm 2023 kinh tế Việt Nam có khá nhiều khó khăn và biến động.

Phập phồng tiền thưởng Tết    

Khó khăn hơn năm trước

Nhiều người lao động làm công ăn lương chúng tôi gặp đã bày tỏ lo ngại về việc tiền thưởng Tết năm nay có thể thấp nhiều hơn năm ngoái. Có không ít doanh nghiệp đang trong tình trạng nợ hoặc chưa thanh toán đủ tiền lương cho người lao động vì tình hình tài chính khó khăn. Nỗi lo mùa Tết ảm đạm sắp tới đang bao phủ một bộ phận không nhỏ người làm công.

Chị Thúy Liễu (37 tuổi, quê Bình Định) cho biết làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung (Sài Gòn) hơn 10 năm. Xa nhà nhiều năm, chị có ý định sẽ về quê ăn Tết Giáp Thìn từ đầu năm ngoái. Song hiện tại, với việc chưa được công ty thanh toán đủ tiền lương 3 tháng cuối năm 2023, khiến dự định của Liễu đành tạm hoãn lại.

Như đã nói, trong bối cảnh nền kinh tế VN có chiều hướng đi xuống trong năm qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Nhiều nơi phải cho công nhân tạm ngừng việc, giãn việc, giảm giờ làm, cắt giảm nhân viên … ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu nhập của họ. Dù vậy cũng có những doanh nghiệp, công ty (tập trung ở phía Nam như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…) cũng sớm công bố mức tiền thưởng Tết. Nguyên nhân chính bởi nơi đây là những địa bàn “trọng điểm” có đông công nhân làm việc, nên dù thế nào các doanh nghiệp cũng phải cố gắng chủ động có kế hoạch Tết để người lao động yên tâm cũng như nhằm mục đích giữ chân họ tiếp tục ở lại làm việc một khi tình hình chuyển biến.

Người quá ít

Tiền thưởng ở khu vực lao động chính thức

Xem thêm:   Đầm Môn, Đèo Cả, Vũng Rô & Hòn Nưa

Ở VN hầu như ai cũng biết những khoản tiền thưởng Tết phần lớn chỉ dành cho người lao động có ký hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Public non-business unit)…

Theo báo cáo từ Cục Quan hệ lao động và Tiền lương Việt Nam cho biết qua phân tích cho thấy năm 2023 mức thưởng cao nhất – giống như mọi năm – đều thuộc về các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Đặc biệt ở các ngành nghề như điện tử – công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm; phát triển phần mềm; thương mại … Trong khi ấy các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ trong nước thậm chí có vốn góp của nhà nước, sử dụng lao động đơn giản có mức tiền thưởng thấp hơn.

Cụ thể, mức thưởng Tết Giáp Thìn cao nhất được ghi nhận tới nay là 5.68 tỷ VNĐ/người thuộc về vị trí quản lý cấp cao của một doanh nghiệp FDI tại Long An. Cũng tỉnh này, hơn 61% doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết Giáp Thìn với mức bình quân 6.85 triệu VNĐ/người, bằng mức thưởng Tết Quý Mão.

Công ty Taekwang Vina chuyên gia công giày da ở Đồng Nai với khoảng 31,000 nhân công đã công bố mức thưởng Tết Nguyên Đán khá sớm. Theo đó mức cao nhất cho người lao động làm việc trước ngày 15/1/2023 sẽ được thưởng 150% mức tiền lương cơ bản và mức thấp nhất 500 nghìn VNĐ (cho những lao động vào làm việc sau 15/12/2023). Người đại diện Taekwang Vina cho biết năm 2023 là một năm đầy khó khăn khi công ty liên tục thiếu đơn hàng. Tuy nhiên họ vẫn cố gắng duy trì mức thưởng Tết của người lao động năm nay bằng mức năm ngoái.

Vui mừng khi nhận tiền thưởng Tết

Một số nơi khác như:

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 28 tháng 3 năm 2024

Phú Yên, cá nhân cao nhất có mức thưởng 164 triệu VNĐ/người và thấp nhất 286 nghìn VNĐ/người.

Ở Đồng Nai, 1 giám đốc kinh doanh vùng của một doanh nghiệp FDI dẫn đầu với mức thưởng Tết 1 tỷ VNĐ. Cũng tại đây, mức thưởng Tết cao nhất của khối doanh nghiệp dân doanh là 100 triệu VNĐ/ người (giám đốc sản xuất), doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước là 16 triệu VNĐ/người. Bình quân tiền thưởng Tết của người lao động là 7.5 triệu VNĐ/người và mức thưởng thấp nhất của tỉnh này là 200 nghìn VNĐ đồng/người.

Tại Quảng Nam, cá nhân được thưởng cao nhất cũng thuộc một doanh nghiệp FDI, là 636 triệu VNĐ/người. Doanh nghiệp tư nhân 129 triệu VNĐ/người (cán bộ có chức danh lớn). Các công ty do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ bình quân 12.5 triệu VNĐ/người. Mức thưởng thấp nhất tại đây là 1 triệu VNĐ/người.

Ở Đà Nẵng, cá nhân được thưởng cao nhất hơn 1 tỷ VNĐ và thấp nhất 200 nghìn VNĐ/người.

Riêng tại Sài Gòn, mức thưởng cao nhất hơn 2 tỷ VNĐ đồng/người thuộc một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mức thưởng bình quân của người lao động là 12.3 triệu VNĐ/người, có giảm nhẹ so với Tết Quý Mão năm ngoái với 12.8 triệu VNĐ/người.

Những nghề không bao giờ có tiền thưởng Tết

Tiền thưởng ở khu vực lao động phi chính thức

Riêng với các lao động phi chính thức, tiền thưởng Tết với họ bao năm qua luôn là một ước mơ xa xỉ. Số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra gần đây cho thy VN hiện 33 triệu lao động phi chính thc, chiếm tỷ lệ rất cao trong các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, hoạt động làm thuê các công việc cho hộ gia đình, xây dựng, buôn bán nhỏ, bán hàng rong, số dạo, shipper, xe ôm… Rõ ràng số lượng những thành phần này luôn lớn hơn nhiều so với những người có tiền thưởng. Họ đành phải cố gắng làm thêm việc, thêm thời gian những ngày cận Tết hoặc lên kế hoạch làm việc xuyên Tết để bản thân và gia đình có được cái Tết tương đối tươm tất theo kiểu “tự cứu mình trước khi …Trời cứu!”.

Có tiền thưởng về quê ăn Tết là ước mơ của đông đảo lao động nhập cư

NS