Trúc Phương trong vai một người lính: “Một nửa ba năm, anh yêu tình áo giày quân nhân, đường xuôi quân ghé lại đôi lần. Bao nhiêu âu lo, có hôm đã hỏi người yêu bé bỏng hay mơ: “Anh vắng nhà hoài em có nhớ?”

Và người yêu của ông ở hậu phương đã hồi đáp: “Trả lời anh yêu: “Không gian còn, bước thời gian đi; một ngàn đêm nhớ nhiều mơ nhiều. Mưa khuya giăng tơ; gió khuya hững hờ đèn hiu hắt ngọn tương tư, đôi lúc buồn vì anh vắng nhà.”

Và người lính an ủi người yêu của mình: “Tình nước lòng trai, anh hiên ngang đối diện mặt trời. Chân qua chốn nào, thương chất lên cao; đã yêu lính trẻ ngày về ai tiếc gì.”

Và em yêu đáp lại: Ca từ đơn giản, dễ hiểu, chạm sâu vào tâm hồn người lính trận, mà sanh mạng ở trận tiền là ngàn cân treo sợi tóc, sống nay chết mai. Ai ra trận mà không bỏ lại người yêu bé bỏng ở quê nhà?

Ca sĩ Hoàng Oanh và Trung Chỉnh, cả hai đều là dân gốc Mỹ Tho, hát bài nầy trên Đài Truyền hình số 9. Bài hát nầy cũng phát nhiều lần trên Đài phát thanh Sài Gòn hồi Tết Mậu Thân năm 1968.

Nhạc phẩm “Để trả lời một câu hỏi” của Trúc Phương là lời cổ võ, khích lệ tinh thần chiến đấu không nề gian khổ; chịu đựng nỗi chia ly người yêu dấu của chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Những người lính còn rất trẻ đó, tuân lịnh tổng động viên, đang dốc toàn lực để chống lại cuộc tổng công kích ác liệt của CS từ Miền Bắc tràn vào 44 tỉnh thành của miền Nam Việt Nam kể cả thủ đô Sài Gòn và cố đô Huế.

Xem thêm:   Hủ tiếu?

Nhạc sĩ Trúc Phương   

Trước sức lan tỏa gây ảnh hưởng rộng khắp của nhạc phẩm “Để trả lời một câu hỏi” của nhạc sĩ Trúc Phương, người chưa hề mặc áo lính, Linh Phương bèn phản kích bằng cách viết một bài thơ cố ý lấy trùng tên “Để trả lời một câu hỏi” hù dọa thương tật, chết chóc của người lính ngoài mặt trận hầu lung lạc tinh thần chiến đấu của quân ta.

Giờ đây chiến tuyến đã được phân vạch rõ ràng:

  1. Trúc Phương thuộc phe ta.
  2. Linh Phương thuộc phe nó.

So với bài thơ viết về chiến tranh khác như “Một phiên cố nhân” của Trương Tịch đời Đường bên Tàu, bài thơ của Linh Phương chỉ đáng xách dép: “Đánh Nhục Chi theo quân năm trước. Toàn đạo binh bị diệt trên thành. Hán, Phiên vắng bặt tin anh. Cho dù sống chết cũng đành xa nhau. Màn trướng nát không ai thu lượm. Ngựa trở về cờ phướn rách tan. Cúng anh, nghi vẫn sống còn. Chân trời xa tắp, khóc trông quê nhà”

Nhưng Phạm Duy đã nhào vô hà hơi tiếp sức cho Linh Phương bằng cách phổ nhạc bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” với cái nhãn mới là “Kỷ vật cho em”.

Phạm Duy theo Bob Dylan trong phong trào phản chiến đang rầm rộ ở Mỹ.“Em hỏi anh bao giờ trở lại? Xin trả lời mai mốt anh về. Không bằng chiến trận Plei Me. Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giã. Anh trở về hàng cây nghiêng ngả. Anh trở về hòm gỗ cài hoa. Anh trở về bằng chiếc băng ca. Trên trực thăng sơn màu tang trắng. Mai trở về chiều hoang trốn nắng. Poncho buồn liệm kín hồn anh. Mai trở về bờ tóc em xanh. Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt. Mai anh về em sầu thê thiết. Kỷ vật đây viên đạn đồng đen Cho em làm kỷ niệm sang sông. Đời con gái một lần dang dở. Mai anh về trên đôi nạng gỗ. Bại tướng về làm gã cụt chân. Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân. Bên người yêu tật nguyền chai đá. Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ. Em nhìn anh – ánh mắt chưa quen. Anh nhìn em – anh sẽ cố quên. Tình nghĩa cũ một lần trăng trối”

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

Ý của bài thơ phản chiến nầy là: đừng đánh nữa; hãy buông súng. Hãy “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn. Nghĩa là “Mẹ ơi nuôi con lớn để con làm tù binh” của Miên Đức Thắng.

Linh Phương

Phạm Duy

“Ăn cướp tới nhà! Thôi tay tao nè; mày trói tao đi; rồi mày muốn cướp cái gì cũng được. Chỉ cần mày cho tao sống nhục! Mắt thấy không dám nhìn; miệng có không dám nói cũng được.”

Chỉ những kẻ trốn lính mới ra rả bài nầy để đâm sau lưng người chiến sĩ đang chiến đấu ở chiến trường.

Chính Phạm Duy đã từng thú nhận trong hồi ký của mình: “…Bài hát trở thành một hiện tượng thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải. Nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở 4 vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà, và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến.”

Chắc quý độc giả đều biết Kevin Carter, nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer1994. Ông chụp hình một đứa bé Phi Châu lòi xương sườn, đầu gục xuống vì đói, bên cạnh một con kên kên đang chờ ăn xác. Toàn thế giới phê phán thái độ dửng dưng của Carter: “Tại sao ông không làm gì giúp một đứa bé đói gần chết mà chỉ lo chụp hình để tranh giải Pulitzer? Ông có trái tim không?” Lương tâm cắn rứt, Carter tìm quên trong những cơn phê ma túy; cuối cùng ông tự sát.

Xem thêm:   Kế Sách

Cũng y như Carter, Linh Phương và Phạm Duy cũng lợi dụng bi kịch của những người lính chiến đấu vì tự do để kiếm tiền, kiếm danh cho riêng mình. Hành vi đó thế giới phê phán. Cũng hành vi đó lại có một số nhiều người Việt tung hô? Sao kỳ vậy? Sự khác nhau là trình độ dân trí! Một bên có cái đầu và trái tim. Một bên là tâm lý bầy đàn!

Tiếng Anh có thành ngữ “Stabbing behind the back of soldiers” (Đâm sau lưng người lính) để chỉ sự phản bội. Đâm sau lưng là một hành động đê hèn được thực hiện ngay đối với những đồng đội của mình đang dốc toàn lực ra. Linh Phương đã đâm sau lưng những người lính của chúng ta. Bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” hóa phép thành ca khúc “Kỷ vật cho em” đã góp phần không nhỏ đưa đến ngày định mệnh 30 tháng Tư!

DXT