Trưa nay, tôi đi công chuyện, thấy một bà già đứng tần ngần bên đường. Với tất cả lương thiện, tôi tới nắm tay bà dắt qua đường. Bà có vẻ cảm động và ngại nên cứ từ chối suốt, không chịu đi, tôi mém phải khiêng bà qua tới bên kia đường. Vừa tới phía bên kia đường thì bên phía còn lại, có một chiếc xe bus trờ tới dừng ngay chỗ bà đứng. Tôi nói: Mấy xe buýt này chạy ghê lắm, không nhường ai đâu, gây tai nạn suốt, may ha bà …

Câu chuyện cô dâu đổi hoa ở bên Tàu – Nguồn: Facebook    

Bà già thở hổn hển nói với tôi: Tui đang chờ cái xe buýt đó đó cô.

Không ai mượn tôi dắt bà già qua đường, ngay cả bà…

  1. Không ai mượn…

Tại Trung Quốc, khi 2 xe rước dâu gặp nhau trên đường, thường thì 2 cô dâu sẽ đổi hoa cưới cho nhau với ý nghĩa chia sẻ niềm vui và may mắn trong ngày trọng đại.

Mới đây, có một video ghi lại cảnh 2 cô dâu tại Trung Quốc gặp nhau giữa đàng, một cô dâu đã hớn hở hạ kính để đổi hoa cưới với đối phương. Tuy nhiên khi đối phương giơ bó hoa bằng vàng ròng (giá gần 2 tỷ VND) ra, vẻ mặt hớn hở của cô dâu đầu tiên ngay lập tức sượng trân. Cô dâu đầu tiên có bó hoa thật rất đẹp nhưng không thể có giá trị bằng bó hoa vàng ròng được, cổ quay ra hỏi chú rể rất cà lăm: “Cái này, cái này có đổi được không vậy?”

Sau đó, do thấy bó hoa của bên kia quá giá trị nên cô dâu bên này đành cười ngượng không đổi nữa, cả hai vẫn trao cho nhau những lời chúc phúc nhưng với tất cả sự đanh đá, nhiều cư dân mạng vẫn bình luận: Người ta cầm bó hoa bằng vàng ròng như vậy, chắc cũng dư phúc rồi, không cần cô dâu bên này chúc đâu …

Giữa thời tiết nắng nóng kinh hoàng (cỡ 40 độ C), nhiều bạn trẻ ngâm mình vớt rác hàng giờ dưới dòng kênh đen kịt – Nguồn: eva.vn

  1. Không ai mượn…
Xem thêm:   Ngã giá rồi trả giá

Có một câu mà tôi rất tâm đắc: “Một con chó hoang vốn dĩ không đáng thương, nhưng bạn mỗi ngày đến vuốt ve nó, cho nó ăn, để nó quen với hơi ấm của bạn sau đó bạn rời đi và không quay lại, lúc này con chó hoang mới trở nên thật sự đáng thương.”

Nói ra có vẻ vô tình, chuyện bạn bỏ rơi con chó còn tệ hơn là bạn phụ tình một con người. Dẫu sao thì con người vẫn có thể tự chủ giữa xã hội loài người hơn một con chó. Nếu con chó trước khi gặp bạn có thể mưu sinh theo cách của nó, thì sau khi gặp bạn, nó đã khác. Tóm lại, mặt trời, mặt trăng, mặt đất và con chó, không ai mượn bạn tốt bụng ‘đột xuất’ rồi… quên hoặc không quên mà… chán.

Tôi từng rất ngưỡng mộ những xe cứu trợ lương thực, nước, tiền ùn ùn chạy về nơi có lũ, có hạn mặn, có thiên tai mỗi năm – xin nhắc lại là hiện tượng mỗi năm. Rồi tôi nhận ra, có rất nhiều người khó khăn thật sự đã không được cứu trợ, ngược lại, có rất nhiều nơi đã quen với thiên tai, vừa phải bề bộn đón thiên tai vừa phải mệt mỏi với các đoàn cứu trợ tới thăm mỗi năm với những vật phẩm họ thật sự không cần tới. Quan trọng là, khác với những bài viết tốt đẹp và hay ho, thực tế thì trong những người đi tới nơi có thiên tai kia, rất ít người thật sự có tâm cứu trợ, đa số đi vì muốn làm hình ảnh, làm truyền thông về “hoạt động ý nghĩa” của mình… Nhiều người dân miền Trung từng bất bình lên video nói: “Không ai mượn các bạn tới làm từ thiện cả, chính các bạn tạo ra những “tượng đài từ thiện”, không phải chúng tôi!”

Tôi từng rất ngưỡng mộ những bạn trẻ ngâm mình dưới dòng sông, dòng kênh thúi hoắc để đi lượm rác, hốt rác, ngâm mình dưới sình lầy để làm sạch kênh rạch. Nhưng rồi tôi nhận ra, mình nên ngưỡng mộ những người không xả rác hơn. Ngưỡng mộ các bạn trẻ ngâm mình lượm rác như một cách ủng hộ các nhóm “hiệp sĩ” thay công an vậy, là một dạng tuyên truyền cổ suý cho sự ăn ở vô ý thức của những kẻ xả rác và sự làm biếng của những kẻ quản lý môi trường, nhận lương để dọn rác… Không ai mượn những bạn trẻ bỏ công ăn học, bỏ rơi sức khỏe xong nhoài mình ra trời 40 độ ngâm mình vào dòng kênh hôi thối mà dọn rác, sau đó, ở những lễ hội, nơi đông người vẫn ngập rác bởi các bạn trẻ khác.

Hình ảnh Doraemon, mèo nhồi bông được dân làng rước kiệu nhằm cầu mưa – Nguồn: kenh14.vn

  1. Mượn, rất mượn
Xem thêm:   Thế-giới đó-đây...

Một hành động tôi cho là thiết thực giữa mùa nóng này đến từ Thái Lan, từ 2015, họ đã dùng mèo nhồi bông để làm lễ cầu mưa vào mỗi mùa khô hạn thay cho mèo thật (theo đúng nghi lễ). Chuyện này có rất nhiều người khen nức nở nhưng không phải ai cũng có góc nhìn sâu sắc và học hỏi trọn vẹn. Xin mượn bài viết của Lê Duy Linh để kết bài:

“Từ khoá hot nhất hôm nay có lẽ là mưa! Hết sức vui khi thấy bạn bè đăng thông báo đây đó đã có mưa, dù chỗ mình hôm qua dự báo mưa nhưng chỉ mới nghe hơi gió mát rượi chứ chưa mưa. Chắc tại mình đang ở nhà. Nhân có mưa lại nói chuyện miền Tây khát mỗi mùa nắng. Không hiểu phát triển kiểu gì, bao nhiêu ông Bộ này ngành kia ngồi bàn chuyện thiên cơ, trong khi một mô hình truyền thống nhất của sản xuất nông nghiệp từ thời ông cha là “vườn-ao-chuồng”, và lu, bể chứa nước mưa thì xoá sổ.

Ở Pháp: Cho dù có hàng ngàn người tham gia lễ hội nhưng giờ cuối cùng, dưới chân họ cũng vẫn không một cọng rác – Nguồn: Facebook Nguyen Thi Ha Lieu

Còn nhớ hồi nhỏ xíu, làm gì có nước máy để xài? Ở quê Nội tôi, mùa khô nước mặn, nhưng không ai thiếu nước sinh hoạt vì sau hè, bên hông nhà nào cũng có chục cái lu, kiệu hứng nước mưa đủ xài cho mùa khô. Nhà tôi ở thị xã thì có cái bồn xi măng 10 khối, mùa mưa hứng đầy để dành, mùa khô cúp nước thì xả ra xài dần. Ở quê Ngoại tôi thì ngày xưa cứ năm bảy khoảnh ruộng lại có một cái đìa, mưa xuống nước trên ruộng chảy vô đìa đầy ắp, tới mùa khô lấy nước đìa tưới rẫy, tưới lúa. Giờ người ta lấp hết đìa để tăng diện tích đất trồng. Giả như mấy ông bộ quản lý đất đai, nông nghiệp ra quy định, mỗi miếng đất phải chừa 20% đào ao, đìa tích nước mưa, thì cả miền Tây sẽ có một lượng nước khổng lồ đủ xài cho mùa khô mà không phải thiếu thốn khóc than! Nói có sách mách có chứng, ngay miếng vườn ở Mái Lá và các mảnh vườn lân cận, đều đào ao sâu hơn 3m để thu nước mưa, mùa mưa nước đầy ao, tới giờ là đỉnh điểm của mùa khô thì nước dưới ao vẫn còn sâu cả mét, đủ tưới cho tới khi mưa già nước đầy trở lại. Nước mưa là thứ quý báu mà miễn phí. Tham đất mà quên nước thì thiếu nước là lỗi do người chứ không phải do trời, nhất là ở miền Tây là khu vực có lượng mưa gần như nhiều nhất nước lên tới 2000mm trung bình mỗi năm và mùa mưa cũng kéo dài hơn những nơi khác. Có một lễ cầu mưa ở bên quê Thái, nơi mọi thứ phát triển hơn Việt Nam nhưng vẫn giữ được những tập tục truyền thống kết hợp với văn minh. Thông lệ, khi trời hạn, người dân sẽ cầu mưa bằng cách nhốt một con mèo cái vào lồng và đem đi quanh xóm, mọi người sẽ tát nước vào con mèo để cầu mưa. Nhưng để tránh tạo hình ảnh ngược đãi động vật, họ thay con mèo thật bằng một con Doraemon nhồi bông!”

Xem thêm:   Cuộc chiến Ukraine & nghịch lý hòa bình

“Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười.” – Bài hát Nếu có yêu tôi – tác giả Trần Duy Đức phổ thơ Ngô Tịnh Yên.

Nếu có yêu Du Uyên, hãy yêu bây giờ… Nếu có yêu môi trường, hãy yêu khi nó chưa có rác.

Ở Pháp: nạo vét con kênh mà chỉ hoàn toàn bằng thiết bị máy móc để nạo vét, chứ không thấy một công nhân môi trường nào cả. – Nguồn: Canal Saint Martin © Radio France – Fiona Moghaddam

DU